Dự án tên lửa đẩy Dnepr Nga phá sản vì Ukraine?

Google News

(Kiến Thức) - Mối quan hệ với Ukraine hết sức căng thẳng đang khiến chương trình tên lửa Dnepr của Nga đi vào bế tắc.

Nạn nhân tiếp theo của khủng hoảng nghiêm trọng tại Ukraine có thể sẽ là chương trình phát triển tên lửa đẩy Dnepr thuộc công ty liên doanh vũ trụ quốc tế (ISC) Kosmotrans giữa Nga-Ukraine, khi bất đồng giữa hai bên quá lớn để có thể tiếp tục duy trì liên doanh này.
Dnepr là mẫu tên lửa đẩy (phóng vệ tinh) được sửa đổi từ mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) SS-18 của Nga, phát triển để phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga. Với khả năng đưa cùng lúc 23 vệ tinh nhân tạo lên trên quĩ đạo bên ngoài Ttrái đất.
Vào hôm 9/10, một quan chức cao cấp thuộc ngành công nghệ tên lửa Nga tiết lộ rằng, với tình hình hiện tại, chương trình tên lửa đẩy Dnepr không còn phù hợp với lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự của Nga. Điều này càng cho thấy ISC đang đứng trước nguy cơ bị giải thể.
Ảnh minh họa.
Chương trình Dnepr bắt đầu vào cuối những năm 1990, khi Nga cần một mẫu tên lửa đẩy để phóng các vệ tinh thương mại lên quỹ đạo gần trái đất. Cho đến nay phía Ukraine vẫn hoạt động bình thường tại các khu công nghệ phức hợp thuộc ISC, mặc dù Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko đã ra lệnh chấm dứt mọi hợp tác quân sự giữa Nga và Ukraine. Hiện tại vẫn chưa rõ lệnh cấm trên sẽ tác động thế nào đến chương trình Dnepr, khi chương trình này chỉ liên quan đến công nghệ dân sự.
Sergei Boita - Tổng giám đốc cục Thiết kế Yuzhnoye của Ukraine cho biết, thời điểm hiện tại chương trình Dnepr vẫn sẽ được tiếp tục, những với một số thay đổi có liên quan đến việc phát triển tên lửa cho mục đích quân sự. Cả hai bên thuộc liên doanh ISC vẫn tiếp tục hợp tác dù gặp phải một số khó khăn trước mắt. Nếu liên doanh trên bị đổ vỡ thì ước tính Yuzhnoye sẽ thiết hại ít nhất 200 triệu USD.
Theo cơ quan hàng không vũ trụ Nga cho biết, khủng hoảng ở Ukraine sẽ không tác động quá nhiều đến ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga. Bên cạnh đó, các công ty Nga hoàn toàn có thể tự làm chủ được công nghệ tên lửa ICBM, cũng phát triển các mẫu tên lửa đẩy thế hệ mới. Trong trường hợp xấu nhất, Nga có thể hủy các hợp đồng với Ukraine và chuyển giao toàn bộ công việc lại cho các đối tác ở Nga.
 Nếu liên doanh ISC đổ vỡ cả Nga lẫn Ukraine đều sẽ thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Tuy nhiên, hiện tại quá trình chuẩn bị cho vụ phóng thương mại đầu tiên của tên lửa đẩy Dnepr vẫn diễn ra đúng theo kế hoach vào cuối tháng 10 năm nay. Tiếp theo sau đó Dnepr sẽ tiếp tục đưa lên quỹ đạo thêm các vệ tinh của Nhật Bản và Mỹ vào giữa năm 2015, chi phí cho mỗi vệ tinh được đưa lên không gian ước tính tầm 30-35 triệu USD. Còn về phần chia lợi nhuận giữa Nga và Ukraine vẫn chưa được công bố cụ thể.
Khủng hoảng ở Ukraine cũng mang lại một cơ hội tốt để Nga tìm kiếm và thay thế các loại tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu độc hại như Cosmos, Cyclone và Rokot. Trước đó, Bộ quốc phòng Nga cũng có ý định chuyển sang sử dụng các mẫu tên lửa đẩy thế hệ mới sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, được phát triển dựa trên nền tảng của các tên lửa đẩy Soyuz-2.1b (trung tâm phát triển tên lửa vũ trụ Samarskoye thiết kế) và Angara-1.2 (trung tâm nghiên cứu và sản xuất Nhà nước Khrunichev thiết kế).
Trà Khánh

Bình luận(1)

Minh Hiền

Quan Tung Luong

Để hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình Nga sẽ không để việc khủng hoảng ở Ukraine tác động đến kế hoạch của mình đâu. Nhưng việc đưa quá nhiều vệ tinh vào quỹ đạo này sẽ dẫn đến một thực trạng rác vũ trụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng khá lớn đến trái đất về tương lai