Điểm mặt dàn UAV "khủng" giúp Nga đánh bại NATO

Google News

(Kiến Thức) - Không chỉ phát triển các mẫu máy bay không người lái (UAV) trinh sát đơn thuần, hiện nay Quân đội Nga còn xây dựng cho mình một phi đội UAV tấn công tiên tiến có tầm tác chiến xa và được trang bị hỏa lực mạnh.

Theo đó các dòng máy bay không người lái tương lai của Quân đôi Nga không chỉ đơn thuần được sử dụng cho nhiệm vụ do thám hay trinh sát mà nó còn có thể thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không hay tác chiến tầm xa. Và sau đây là một số mẫu UAV tiêu biểu được Nga phát triển cho nhiệm vụ này.
Máy bay không người lái Orion-E
Máy bay không người lái Male Orion hay Orion-E là một trong những mẫu UAV cỡ lớn do công ty công nghệ Kronstadt của Nga phát triển được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm MASK 2017 với hai phiên bản. Một phiên bản dùng cho hoạt động quân sự trong nước và một phiên bản dùng cho xuất khẩu.
 Nguyên mẫu UAV Orion-E của Kronstadt được thử nghiệm trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: UAS Vision.
Orion-E có sải cánh 16m; dài 8m; trọng lượng 1.000kg; tải trọng 200kg; tốc độ bay 120 - 200km/h; trần bay 7.500m; dự trữ hành trình 24h; tầm liên lạc trực tiếp 250m.
Mẫu UAV này của Nga có thiết kế cánh đuôi hình chữ V, trang bị động cơ cánh quạt PD-115T công suất 115 mã lực và hai cánh quạt đẩy AV-115 đường kính 1,9m. Male Orion được thiết kế 2 khoang thực hiện nhiệm vụ.
Trong đó, khoang có kích thước nhỏ hơn được đặt dưới thân phía trước chứa các bộ quang điện MOES, camera ảnh nhiệt, thiết bị đo xa và chỉ thị mục tiêu. Hệ thống này có nhiệm vụ phát hiện, tự động theo dõi đo xa và chỉ thị mục tiêu cho các loại vũ khí có điều khiển. Khoang còn lại nằm ở giữa thân, trang bị camera trinh sát dạng vòm cỡ lớn và camera kỹ thuật số độ phân giải cao dùng để trinh sát, phát hiện mục tiêu và thu thập thông tin tình báo.
Về khả năng vũ trang hiện tại Kronstadt vẫn chưa công bố kế hoạch vũ trang hóa hoàn toàn Orion-E và ít nhất là cho đến lúc mẫu UAV này hoàn tất các bài thử nghiệm cấp nhà nước của Nga.
Máy bay không người lái Altius-M
 Máy bay không người lái tầm xa Altius-M với thiết kế hai động cơ đặc trưng. Nguồn ảnh: Twitter.
Máy bay không người lái Altius-M HALE do Phòng thiết kế OKB Simonov của Nga nghiên cứu phát triển và đã được nghiệm thu đưa vào biên chế từ tháng 7/2016. Altius-M là một mẫu UAV tầm xa có sải cánh dài 28,38m; dài 12,41m; khối lượng 7.000kg; tải trọng 2.000kg; tốc độ bay 150 - 250m; trần bay 12.000m; dự trữ hành trình 48 giờ.
Altius-M được thiết kế với cánh cố định bằng nhựa composite, đuôi hình chữ V giống Orion-E, hai động cơ kéo được bố trí trên hai cánh có công suất 500 mã lực. Theo công bố của Bộ Quốc phòng Nga thì nhiệm vụ chính của Orion-E là quản lý, giám sát các đường ống dẫn dầu, khí; giám sát tình hình khí tượng tại khu vực tác chiến; cung cấp thông tin tình báo chiến trường.
Một tổ hợp Hale Altair được biên chế 2 UAV Altius-M; 01 trạm điều khiển bay mặt đất; 01 trạm điều khiển cất/hạ cánh; 01 trạm thu nhận tín hiệu; 01 trạm xử lý thông tin. Các thiết bị trinh sát được lắp đặt trên Hale Altair gồm: 01 hệ thống quang điện bố trí ở phía mũi; 01 radar quan sát. Các thiết bị này có thể quan sát được vật thể có kích thước 10cm ở cự ly 35km hoặc một vật thể có kích thước 1m ở cự ly 125km. Thiết bị truyền tải thông tin cho phép tốc độ đường truyền lên tới 30Mbit/s hoặc truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh từ cự ly 800km.
Máy bay chiến đấu không người lái Mikoyan Skat
 Máy bay chiến đấu không người lái Mikoyan Skat một trong những nỗ lực vực dậy hãng MiG trong giai đoạn sau khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mikoyan Skat là một trong những mẫu UAV tấn công hạng nặng hiếm hoi do hãng chế tạo máy bay danh tiếng Mikoyan (MiG) chế tạo cho Quân đội Nga dành cho các nhiệm vụ trinh sát và tấn công. Mikoyan Skat sử dụng động cơ phản lực RD-2500 Tushino Soyuz có lực đẩy lên tới 24,5kN, tốc độ bay cao nhất có thể đạt tới 0,9Mach với tầm bay 1.000km.
Mẫu UAV tấn công này được trang bị 2 tên lửa chống bức xạ bố trí ở khoang bên trong thân máy bay. Loại tên lửa mới này của Nga có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không và xác suất sai lệch tiêu diệt mục tiêu chỉ là 0,5m.

Mời độc giả xem video: Quá trình thử nghiệm máy bay không người lái Orion-E của Nga.

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)