Chiến hạm đắt nhất thế giới của Mỹ có đánh nhau nổi?

Google News

(Kiến Thức) - Sau sự cố động cơ, khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt của Mỹ phải đối mặt với vấn đề tích hợp radar và tên lửa làm dấy lên câu hỏi về khả năng chiến đấu của nó.

Theo tạp chí National Interest, một trong những câu hỏi lớn nhất đối với siêu hạm đắt nhất thế giới - khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt của Mỹ là liệu radar và tên lửa của nó có làm việc đúng như thiết kế. Nhà sản xuất cảm biến Raytheon có đáp ứng được yêu cầu của hải quân.

Zumwalt dự kiến sẽ bắt đầu kiểm tra hệ thống chiến đấu của nó vào cuối năm nay khi tàu đến cảng nhà ở San Diego. Nhưng các quan chức Raytheon nói rằng, kế hoạch thử nghiệm đã bắt đầu được kích hoạt trước khi tàu đến bờ Tây.

“Chúng tôi đã thiết lập chương trình thử nghiệm trong suốt quá trình tàu di chuyển sang căn cứ mới để tìm hiểu và sửa đổi đặc biệt là ở phần mềm”, Wade Knudson, quản lý chương trình Zumwalt của Raytheon cho biết.

Cảm biến chính của Zumwalt là radar quét mạng pha điện tử đa chức năng AN/SPY-3, thay thế cho chương trình radar băng tần kép trước đó. Tuy nhiên, vấn đề lớn đối với Zumwalt là con tàu vẫn sử dụng các tên lửa tiêu chuẩn của hải quân Mỹ, nên phải sửa đổi nhiều để tích hợp vũ khí cũ vào cảm biến mới.

Chien ham dat nhat the gioi cua My co danh nhau noi?
Siêu hạm đắt nhất thế giới của Mỹ đang đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật. Ảnh: Hải quân Mỹ 

Hải quân Mỹ cho rằng, việc Zumwalt sử dụng tên lửa sẵn có sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc phát triển tên lửa mới. Tuy nhiên, tên lửa SM-2, lô IIIB dự định lắp trên Zumwalt phải sửa đổi phần mềm để tương thích với radar SPY-3.

Đại diện Raytheon cho biết, tên lửa SM-2 cần được trang bị gói phần mềm mới để phù hợp với dạng sóng và liên kết dữ liệu đến radar SPY-3. Ngoài ra, tên lửa phải cải tiến máy phát, bộ giải mã và bộ xữ lý tín hiệu kỹ thuật số.

Hải quân cũng yêu cầu tích hợp tên lửa RIM-162 ESSM và tên lửa này cũng đòi hỏi phải sửa đổi gói phần mềm để phù hợp với radar mới. Bên cạnh vấn đề tương thích radar, vũ khí sử dụng trên Zumwalt còn khác biệt về hệ thống phóng thẳng đứng.

Zumwalt sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng Mk57, trong khi các tên lửa đang tương thích với hệ thống phóng thẳng đứng Mk41. Quá trình chuyển đổi ống phóng đòi hỏi một số sửa đổi nhất định để tương thích.

Chien ham dat nhat the gioi cua My co danh nhau noi?-Hinh-2
Tên lửa SM-2 phải sửa đổi nhiều để phù hợp với radar và hệ thống phóng thẳng đứng mới. Ảnh: Raytheon 

Các tên lửa SM-2 và ESSM sử dụng cơ chế dẫn hướng của hệ thống chiến đấu Aegis. Còn tên lửa sử dụng trên Zumwalt sẽ sử dụng cơ chế dẫn hướng ICWI đang được sử dụng trong chương trình khinh hạm tàng hình của Đức và Hà Lan.

Chương trình bắn đạn thật của Zumwalt dự kiến tiến hành trong năm 2017, đó là thời điểm để chứng minh khả năng tương thích của radar và tên lửa. Raytheon có vượt qua được những thách thức trong việc tích hợp tên lửa cũ vào radar mới hay không.

Sau khi chương trình đạn pháo dẫn hướng tầm xa LRLAP bị hủy bỏ do đơn giá quá cao, tên lửa là vũ khí duy nhất của Zumwalt cho đến khi tìm ra loại đạn thay thế. Tuy vậy, vũ khí của siêu hạm đắt nhất thế giới đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Quốc Minh

Bình luận(0)