Cái kết gây "sốc" trận không chiến giữa MiG-29 và Su-27

Google News

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, hóa ra cũng có lúc các dòng máy chiến đấu huyền thoại của Liên Xô (Nga) như tiêm kích MiG-29 và Su-27 cũng chạm chán nhau.

Xem xét về khía cạnh kỹ thuật, MiG-29 được đánh giá là tiêm kích đánh chặn nhỏ gọn, cực kỳ nhanh nhẹn, một số điểm còn hơn cả Su-27. Thế nhưng, "con người là quyết định", trong các trận không chiến giữa MiG-29 và Su-27, họ "SU" gần như giành thắng lợi tuyệt đối. 
Giai đoạn 1998-2000, thế giới chứng kiến cuộc xung đột vũ trang giữa Erthiopia-Eritrea nhằm giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ biên giới tranh chấp. Eritrea là một quốc gia ở Đông Bắc Phi trên bờ Biển Đỏ. Nó giáp với Sudan ở phía tây, Ethiopia ở phía nam, và Djibouti ở phía đông.
Ngày 21/2/1999, Không quân Eritrea đã triển khai hai máy bay tiêm kích MiG-29, di chuyển ở độ cao khoảng 6 km phục kích máy bay Su-27 số hiệu 52 của Ethiopia đang làm nhiệm vụ bay tuần tiễu.
Phát hiện máy bay địch, phi công Su-27 nhanh chóng tăng tốc tiếp cận mục tiêu và phóng tên lửa R-27RE từ khoảng cách gần 45 km, nhưng tên lửa đã phát nổ gần mục tiêu mà không bắn trúng MiG-29, nguyên nhân là phi công MiG-29 không dám đương đầu và quay đầu bỏ chạy sau khi phát hiện “điều bất ngờ” đang lao đến từ đối thủ của mình.
Máy bay Su-27 tiếp tục bám sát đối thủ và ở khoảng cách 10 km phóng tiếp một tên lửa R-27T vào chiếc MiG-29 đang bỏ chạy. Thậm chí phi công chính mắt nhìn thấy tên lửa của mình phát nổ gần MiG-29 và sau đó máy bay rơi tự do. Nhưng trước đó chiếc Mig-29 cũng kịp phóng một đạn tên lửa về phía chiếc Su-27 đang truy đuổi mình khi còn đang ở tầng cao hơn lúc đang phục kích. Nhờ sự chênh lệch độ cao gần 4 km công với tốc độ siêu vượt âm, chiếc Su-27 đã nhanh chóng cơ động và may mắn thoát khỏi đòn tấn công. Thậm chí cảnh tên lửa của chiếc MiG-29 tự hủy sau khi bắn trượt vẫn còn in đậm trong tâm trí phi công Su-27.
Cai ket bat ngo tran khong chien giua MiG-29 va Su-27

MiG-29 trong không quân Eritrea. Trong khoảng 2000-2002 không quân Eritria nhận được vài chục chiếc Mig-29, hơn một nửa trong số đó vẫn còn phục vụ tới ngày nay. Nguồn ảnh: Topwar

Không quân Eritrea không thừa nhận chiếc MiG-29 bị bắn hạ, mặc dù theo thông tin nội bộ, chiếc MiG-29 đã không quay trở về sân bay. Các phi công Su-27 sau khi phân tích tỉ mỉ dữ liệu trận không chiến, đồng thời đánh giá về chiến thuật cũng như lợi thế về máy bay, vũ khí đã tỏ ra khâm phục.
Cũng trong ngày 25/2/1999, chiếc Su-27 mang số hiệu 54 trên thân đang thực hiện nhiệm vụ bay tuần tiễu không phận, đã được lệnh đánh chặn 2 chiếc MiG-29 đang định tấn công lực lượng quân sự mặt đất của Ethiopia. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cộng với tuân thủ nghiêm ngặt lệnh từ dẫn đường mặt đất, phi công Su-27 giữ đúng chế độ, lái máy bay vào đúng tầm phóng được tên lửa, khóa mục tiêu và bắn liền 2 đạn R-27 về phía chiếc MiG-29 đang điều khiển bởi phi công Samuel. Kết quả chiếc MiG-29 trúng tên lửa phát nổ ngay trên không, phi công tử nạn, chiếc Mig-29 thứ 2 quay đầy bỏ chạy, bỏ dở nhiệm vụ của mình. Chiến thắng được lực lượng mặt đất xác nhận.
Ngay ngày hôm sau, Không quân Eritrea lại cử 2 máy bay MiG-29 trả thù bằng cách phục kích Su-27 đang bay tuần tra. 2 chiếc MiG-29 bay thẳng về hướng thủ đô của Ethiopia. Bộ phận dẫn đường mặt đất nhanh chóng phát hiện ra 2 máy bay lạ xâm nhập không phận ở độ cao lớn và ngay lập tức dẫn đường cho chiếc Su-27 số hiệu 58 đánh chặn.
Tất cả sự việc đều diễn ra như lúc diễn tập từ phút đầu tiên đến cuối cùng, khi mà dẫn đường mặt đất phát hiện thêm một MiG-29 đang bay ở độ cao rất thấp và đột ngột khóa mục tiêu vào chiếc Su-27. Mặc dù nhận được cảnh báo từ mặt đất và tín hiệu bị khóa mục tiêu từ máy bay địch liên tục kêu lên, khả năng bị bắn tên lửa rõ rệt, phi công Su-27 vẫn bình tĩnh khéo léo điều khiển máy bay kịp thời trong khoảnh khắc khóa ngược lại chiếc MiG-29 và phóng 2 đạn R-27T trúng máy bay địch. Chiếc MiG-29 tan xác, phi công Jonas tử nạn.
Chiếc tiêm kích MiG-29 thứ 2 nhìn thấy mảnh vỡ của đồng nghiệp trên không đã nhanh chóng quay đầu bỏ chạy. Sau trận không chiến, chiếc Su-27 còn quá ít nhiên liệu để truy đuổi, buộc phải quay về sân bay. Sau khi hạ cánh trong thùng nhiên liệu chỉ còn gần 200 kg kerocin, ít hơn một nửa giới hạn cho phép.
Sau khi cẩn thận phân tích các trận không chiến cho thấy phi công Su-27 đã không bị bắn hạ nhờ tận dụng tối đa lợi thế của Su-27, trong đó có tầm bắn xa hơn (ở đây là 2 giây) và tốc độ lớn. Tiếp đó hoa tiêu dẫn đường luôn tập trung cao độ quan sát tình hình ở độ cao thấp, thậm chí hơi trì hoãn việc dẫn đường.
Toàn cảnh trận không chiến này đã được ghi lại vào băng video của phóng viên tiền tuyến Ethiopia. Một vài ngày sau đó đã phát sóng bộ phim này trên kệnh truyền hình địa phương, giúp nâng cao tinh thần của quân sĩ và uy tín máy bay "Su" trong đại gia đình máy bay chiến đấu của không quân Ethiopia. Thông qua việc sử dụng hiệu quả, Su-27 đã giành chiến thắng với ưu thế trên không tuyệt đối. Trong suốt cuộc chiến tranh, không quân Eritrea đã không một lần thành công trong việc ném bom đất nước Ethiopia.
Cai ket bat ngo tran khong chien giua MiG-29 va Su-27-Hinh-2
Sau khi kết thúc chiến tranh, không quân Ethuopia còn có cả nữ phi công điều khiển tiêm kích huyền thoại Su-27. Nguồn ảnh: Topwar
Sau này, không một kẻ thù nào dám thử bén mảng vào không phận Ethiopia, mặc dù đã có một số nỗ lực bàn tay bên ngoài nhằm kiểm tra hệ thống phòng không của Ethiopia. Trong một lần từ hướng tây bắc, một máy bay Douglas của Kenya bị cáo buộc đi lạc và đã bị chặn lại trên vùng sa mạc bởi chiếc Su-27 làm nhiệm vụ gần thủ đô ở khoảng cách lớn và buộc phải hạ cánh tại sân bay Bahar Dar. Sau khi hộ tống chiếc Douglas hạ cánh, chiếc Su-27 lượn 2 vòng bên trên chiếc máy bay rồi lặng lẽ hạ cánh xuống sân bay quân sự của mình.
Thư Hoàn

>> xem thêm

Bình luận(0)