Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đối không mới, Bắc Kinh dè chừng

Google News

(Kiến Thức) - Loại tên lửa mới được thử nghiệm của Ấn Độ sử dụng công nghệ phun nhiên liệu rắn (Solid Fuel Ducted Ramjet) do Nga phát triển được coi là một công nghệ mang tính đột phá trong ngành tên lửa hiện tại.

Theo thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải từ New Delhi, Ấn Độ cho biết, nước này thông báo vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa đất đối không sử dụng công nghệ phun nhiên liệu rắn (Solid Fuel Ducted Ramjet viết tắt là SFDR). Đây là loại vũ khí phòng thủ sử dụng công nghệ động cơ đẩy phản lực hiện đại nhất hiện nay, dự kiến sẽ giúp tên lửa bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 3. Công nghệ này hiện đang được Ấn Độ cùng Nga hợp tác nghiên cứu và phát triển.
Loại tên lửa vừa được Ấn Độ thử nghiệm có vẻ như là một phiên bản do Ấn Độ tự sản xuất của loại tên lửa Meteor do Pháp thiết kế. Buổi thử nghiệm được diễn ra tại một thao trường nằm ở vùng Odhisha của Ấn Độ hồi cuối tháng 5 vừa rồi.
 Hình minh họa. Ảnh: Sputnik.
Buổi thử nghiệm chỉ tóm gọn trong quá trình thử nghiệm khả năng tăng tốc và tăng tối đa công suất động cơ sử dụng loại công nghệ mới này. Với hệ thống vòi phun nhiên liệu rắn được thiết kế bởi các kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa của Nga và Ấn Độ, buổi thử nghiệm đã diễn ra thành công và mở ra một chương mới cho việc phát triển động cơ tên lửa của cả hai nước.
Được biết, phía Ấn Độ đã phát triển loại tên lửa đất đối không sử dụng công nghệ SFDR này từ năm 2013 tới nay.
Công nghệ mới được cho là có thể ứng dụng được trên các tên lửa không đối không và không đối đất, cho phép chúng có hiệu năng hoạt động tốt hơn, khiến vũ khí trở nên nguy hiểm hơn. Hiện tại Ấn Độ cũng đang sở hữu hai loại tên lửa siêu nhanh tầm xa và rất có thể, công nghệ động cơ SFDR sẽ sớm được áp dụng trên cả những tên lửa cũ của Ấn Độ trong tương lai.
Hiện tại, rất nhiều loại tên lửa sử dụng động cơ có khả năng điều chỉnh công suất hoặc không thể điều chỉnh công suất (hoạt động tối đa từ lúc phóng tới lúc dừng) với việc sử dụng nhiên liệu lỏng và nhiên liệu rắn nhưng lại có điểm yếu chí tử. Điểm yếu đó là khi ở pha cuối, tên lửa thường không còn đủ nhiên liệu để duy trì tốc độ mà nó đã đạt được ở những pha trước đó. Công nghệ SFDR đặc biệt chú trọng tới việc khắc phục điểm yếu này, đảm bảo các tên lửa sẽ duy trì được trạng thái tăng tốc hoặc ít nhất là duy trì được tốc độ nó đã đạt được trước đó khi bước vào pha cuối và phát nổ.

Mời độc giả xem Video: Ấn Độ thử nghiệm tên lửa nguy hiểm nhất của nước này - tên lửa Brahmos.

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)