Thủ tướng Abe sẽ “hồi sinh” Quân đội Nhật Bản?

Google News

(Kiến Thức) - Chiến thắng của những người cánh hữu trong bầu cử Quốc hội Nhật Bản mở ra con đường thay đổi hiến pháp và thành lập quân đội đầy đủ.

Theo tờ Izestia, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản liên minh với đảng trung hữu Komeito New (NKP) trong bầu cử ngày 21/7 đã giành được đa số ở Thượng viện. Như vậy, trong 2-3 năm tới Thủ tướng Shinzo Abe đã đảm bảo cho mình vị thế cầm quyền khá ổn định. Điều này cũng có nghĩa là sẽ chấm dứt sự thay đổi chính phủ thường xuyên đặc thù đối với đất nước này 10 năm trở lại đây.
Chiến thắng của những người phái hữu đứng đầu là ông Abe có nghĩa là sẽ có sự cứng rắn hơn trong lập trường của Nhật Bản với các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, cũng như gia tăng dần vai trò của thành phần quân sự trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
 Khoảng 50% người dân Nhật Bản ủng hộ ý định xem xét lại Điều 9 Hiến pháp nhằm bỏ qui định cấm Nhật Bản có quân đội.

Người đứng đầu Uỷ ban Nghiên cứu An ninh quốc gia Nhật Bản Shigeki Hakamada nói: “Ông Abe suy nghĩ rất nghiêm túc về nguy cơ đe doạ chủ quyền của Nhật Bản. Trung Quốc và Triều Tiên coi ông là người dân tộc chủ nghĩa ước mong làm hồi sinh tinh thần đế chế Nhật Bản. Tuy nhiên không phải vậy, ông Abe là người tối ưu, cố gắng giữ lấy ảnh hưởng của Tokyo trong khu vực có tính đến sự mạnh lên của Bắc Kinh”.
Hiện Nhật Bản có 3 tranh chấp lãnh thổ lớn gồm: bốn đảo thuộc dãy Nam Kuril với Nga, đảo Dokdo/Takeshima trên biển Nhật Bản với Hàn Quốc và căng thẳng nhất là các tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông với Trung Quốc. Hiện quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, song Trung Quốc thường xuyên điều tàu tuần tra tới gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Sách trắng quốc phòng Nhật Bản, từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013, tiêm kích Nhật Bản đã hơn 300 lần xuất kích ngăn chặn máy bay Trung Quốc, nhiều hơn hai lần một năm trước đây. Sự việc này nói lên sự căng thẳng của tình hình.
Với tình hình như vậy, khoảng 50% người dân Nhật Bản ủng hộ ý định xem xét lại Điều 9 Hiến pháp nhằm cuối cùng bỏ việc cấm Nhật Bản có quân đội của mình (hiện nay Nhật Bản chỉ duy lực lượng phòng vệ). Điều quy định này trong đạo luật cơ bản được soạn thảo dưới sức ép của Mỹ năm 1947.
“Chúng tôi muốn xem xét lại điều 9 không phải vì chúng tôi bị tư tưởng quân phiệt ám ảnh, mà vì nó không phù hợp với thực tế. Trên thực tế Nhật Bản có quân đội, quân đội của chúng tôi tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình ở nhiều điểm nóng, tàu chiến tuần tra eo biển Aden trong chiến dịch quốc tế chống cướp biển Somali. Vậy tại sao Lực lượng phòng vệ không thể trở thành quân đội và chính thức có được mọi quyền hạn tương ứng? Ví dụ, quyền đánh vào căn cứ của đối phương trong trường hợp đe doạ sự tồn tại của nhà nước?”, ông Hakamada bình luận.
Tất nhiên, không nên chờ đợi ngay ngày mai Nhật Bản hướng mọi nỗ lực vào thành lập các lực lượng vũ trang đầy đủ của mình. Nhiệm vụ chính của Thủ tướng Abe hiện nay là vực dậy nền kinh tế.
 Liệu trong thời của ông Abe, Nhật Bản có "hồi sinh" được quân đội?

Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN )Valeri Kistanov cho rằng: “Nhưng điều đó không có nghĩa là trong tương lai dài hạn Abe từ chối tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước. Ông ta nhất định sẽ quay trở lại ý tưởng này, nếu củng cố được uy tín của mình nhờ các cải cách kinh tế”.
Lần đầu tiên trong 11 năm, Nhật Bản có kế hoạch tăng chi phí quốc phòng. Trong ngân sách 2014-2015 ghi rõ, là sẽ tăng thêm 0,7% và đạt tới con số 46 tỷ USD. Để so sánh thì ngân sách quân sự của Mỹ là 600 tỷ USD, Hàn Quốc là 28 tỷ USD, Nga là 21 tỷ USD. Còn Trung Quốc theo các đánh giá khác nhau từ 81-120 tỷ USD.
“Nếu xét sự nóng lên của những đòi hỏi đối với Senkaku, thực sự có nguy cơ xung đột quân sự của Nhật Bản với Trung Quốc. Ngoài ra, Tokyo rất lo ngại hợp tác kỹ thuật quân sự của Moscow với Bắc Kinh và căng thẳng đang gia tăng trong khu vực châu Á - Thái Bình dương nói chung. Trong những hoàn cảnh như vậy Abe đương nhiên sẽ cố gắng khôi phục Quân đội Nhật Bản”, chuyên gia quân sự Dmitri Litovkin nói.
Thật ra, muốn vậy ông sẽ phải thuyết phục không ít những người phản đối ủng hộ mình. Theo chuyên gia Kistanov, đồng minh của LDP ở quốc hội, Đảng Komeito New (NKP) rất thận trọng đối với việc xem xét lại Hiến pháp. Đồng thời bất cứ bước đi nào theo hướng này cũng sẽ gây nên sự phẫn nộ của Trung Quốc và cả hai nước Triều Tiên. Và thậm chí Mỹ, đống minh chính của Tokyo, cũng không mong muốn nhìn thấy Quân đội Nhật Bản hồi sinh.
Nguyễn Vũ

Bình luận(0)