Vũ khí Nga sẽ “ăn no” 30-40 tỷ USD ở Iran?

Google News

(Kiến Thức) - Iran có khả năng chi 40 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội với các trang bị mà các chuyên gia phân tích cho rằng, đó là vũ khí Nga.

Theo nhà phân tích quân sự Alexander Sitnikov, sau khi Iran được quyền tiếp cận với khối tài sản trị giá từ 30-100 tỷ USD trước đây bị đóng băng do lệnh trừng phạt của Phương Tây. Nhiều khả năng một phần của số tiền này sẽ được Tehran sử dụng để tăng cường khả năng phòng vệ quân sự trong đó bao gồm cả việc mua sắm các trang thiết bị quân sự mới.
Một động thái liên quan khác là trong một buổi họp báo gần đây, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif phát biểu, nước này đã chi hơn 30 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu trong suốt những năm qua. Do đó hoàn toàn có khả năng Iran sẽ sử dụng đáng kể một phần tiền trong số tài sản bị phong tỏa để nâng cao tiềm năng quân sự mà theo nhiều chuyên gia Phương Tây đang có chiều hướng đi xuống trong những năm gần đây.
Vu khi Nga se
Năng lực quốc phòng của Iran liệu có thật sự mạnh như vẻ bên ngoài của nó.
Điều này cũng được khẳng định trong bài phát biểu của Lãnh tụ tối cao Iran Đại giáo chủ Ayatollah Khamenei gần đây khi ông này kêu gọi tăng cường hơn nữa khả năng quân sự của Tehran trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Trong khi đó vào giữa tháng 7 năm nay, Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) giữa các nước tham gia vào chương trình đàm phán hạt nhân của Iran đã đi đến được một thỏa thuận chung nhằm dỡ bỏ các lệnh cấm nhập khẩu và xuất khẩu vũ khí thông thường đối với Iran, và trong tương lai cũng có thể là đối với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của nước này.
Sitnikov cũng cho biết thêm rằng, các chương trình hợp tác quân sự với nước ngoài và khả năng quốc phòng của Iran đang ngày càng xấu đi do các biện pháp trừng phạt. Dù Tehran đã khá nỗ lực trong những năm qua, nhưng xét trên mặt bằng chung thì khả năng quốc phòng của nước này tính tới thời điểm 2015 vẫn được xếp ở mức trung bình.
Ben Moses chuyên gia phân tích quốc phòng của tạp chí IHS Janes cho hay, trong năm 2015 Iran đã chi hơn 550 triệu USD cho các hợp đồng mua sắm vũ khí mới tuy nhiên con số này sẽ không là gì với các nước trong khu vực khi Saudi Arabia chi tới 7 tỷ USD, UAE là 4 tỷ USD thậm chí một nước nhỏ như Oman cũng chi tới hơn 1 tỷ USD cho các chương trình mua sắm vũ khí mới.
Vu khi Nga se
 So với các nước trong khu vực năng lực quốc phòng của Iran vẫn ở mức trung bình phần lớn là do chịu tác động từ lệnh cấm vận của Phương Tây.
Và để có thể cải thiện năng lực quốc phòng của mình, Iran cần tới ít nhất 40 tỷ USD. Con số này gần giống với các số liệu được các quan chức quân sự Iran công bố cách đây không lâu.
Cuối năm 2015 giới truyền thông Nga lẫn Iran đều đưa tin về khả năng Tehran sẽ mua xe tăng T-90 từ Nga. Và các nhà phân tích quân sự cho rằng chính sách của Phương Tây hiện tại đang vô tình đẩy Iran lại gần Nga hơn. Trong khi đó các hợp đồng vũ khí tiềm năng mà các công ty quốc phòng Phương Tây có thể có được từ Iran là không hề nhỏ.
"Chắc chắn Iran muốn sở hữu một số công nghệ từ Phương Tây không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực quốc phòng mà còn cả dân sự điển hình như là nâng cấp các nhà máy lọc dầu của nước này,” Jim W. Dean biên tập viên tạp chí Veterans Today cho hay.
Tuy nhiên việc Iran muốn mua vũ khí từ Nga không phải đơn thuần do các lệnh cấm vận vũ khí từ Phương Tây mà là vì tính hiệu quả của chúng, điều này thể hiện rõ nhất qua hai cuộc xung đột gần tại Ukraine và Syria khi những chiếc xe tăng do Nga chế tạo luôn tạo được thế áp đảo trên chiến trường. Cho dù trước đó tại chiến trường Iraq dưới thời Saddam Hussein những chiếc T-72 của Liên Xô thất bại thảm hại trước liên quân do Mỹ đứng đầu.
Vu khi Nga se
 Sức mạnh của T-90 đã được Nga minh chứng qua nhiều chiến trường khác nhau từ Ấn Độ đến Syria và giờ đây là Iran.
Xét về mặt tổng thể thì việc lựa chọn mua một món vũ khí dựa trên khá nhiều yếu tố, bao gồm cả một thực tế rằng T-90 mà Iran định mua được phát triển dựa trên những chiếc T-72 có từ thời Chiến tranh Lạnh. Và Iran cũng đang sở hữu số lượng đáng kể loại xe tăng này do đó nước này sẽ dễ dàng tiếp cận với công nghệ trên T-90 hơn là một mẫu xe tăng nào đó của Phương Tây.
Nhưng một chiếc xe tăng tốt không phụ thuộc vào giá thành cũng như nguồn gốc của nó, minh chứng rõ nhất là tại chiến trường Iraq khi những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 của Quân đội Iraq dễ dàng bị phiến quân IS hạ gục. Quân đội Quốc gia Iraq đã mất ít nhất 100 chiếc M1A1 trong tổng số 140 chiếc được Mỹ chuyển giao trong giai đoạn từ năm 2010-2012
Thế nhưng Mỹ vẫn đang có kế hoạch bán thêm cho Iraq 170 chiếc M1A1 nữa với giá 2.4 tỷ USD gần bằng xấp xỉ với hợp đồng mua 1.000 chiếc T-90 của Quân đội Ấn Độ. Nhưng có một vấn đề là trong một cuộc chiến thực sự thì dù chiếc xe tăng của bạn có đắt tiền tới đâu thì nó cũng sẽ cháy.
Trà Khánh

Bình luận(0)