Sắm lễ đi chùa đầu năm thế nào mới chuẩn?

Google News

Sắm lễ đi chùa, đình, đền đầu năm là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, lễ vật không phải cứ nhiều và “ú ụ” là tốt.

Sắm lễ đi chùa, đình, đền đầu năm là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, lễ vật không phải cứ nhiều và “ú ụ” là tốt. Điều quan trọng nhất khi dâng lễ là bạn phải thành tâm. Dù lễ vật to hay nhỏ, chúng ta đều sẽ được phật, thánh chứng giám lòng thành. Nhưng lễ vật quá sơ sài cũng làm mất đi tâm thành của ta.
Sắm sửa lễ vật sao cho “đúng” và “chuẩn”? Dưới đây là cách chuẩn bị lễ vật đủ cho bạn tham khảo để biểu lộ được lòng thành kính của ta mà vẫn giữ được sự trang nghiêm tinh khiết.
Sam le di chua dau nam the nao moi chuan?
Khi sắm sửa lễ vật cần thành tâm.  
Lễ chay dâng Tam Bảo
Gồm hương, hoa, đăng (đèn hoặc nến), trà, quả, thực dùng để lễ ban Tam bảo (Phật, Bồ Tát). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
Lễ mặn dâng ban Công đồng
Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
Lễ đồ sống dâng Công đồng Tứ phủ
Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Theo lệ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
Cỗ mặn sơn trang
Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang).
Sam le di chua dau nam the nao moi chuan?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Lễ ban thờ cô, thờ cậu
Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ mặn có thể là chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
Lễ bạc, tâm thành là điều mà nhiều người hay nhắc đi nhắc lại khi đi lễ. Lễ vật biểu hiện cho tấm lòng nên tuyệt đối tránh dâng đồ giả thay cho đồ thật, khiến mọi công đức đều bị tiêu tán.
Tất cả các lễ vật sắm sửa cho từng ban có thể dâng cúng tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình... không nhất thiết là các ban trong trong chùa. Các cụ cao niên cho biết, khi dâng lễ lên ban Tam Bảo trên chùa cũng đã rất đủ đầy và được các Ngài chứng giám.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Ngày nay

Bình luận(0)