Trung Quốc và sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên (kỳ 1)

Google News

(Kiến Thức) - Chủ đề sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên luôn là một chủ đề quan trọng vì việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Trung Quốc.

Bài viết dưới đây là những phân tích của ông Robert E Kelly về mối quan hệ giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Ông Robert E Kelly là phó giáo sư Quan hệ Quốc tế tại ĐH Quốc gia Pusan, Hàn Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Năm 1990, khi Liên Xô đang dần sụp đổ, ông Mikhail Gorbachev rất muốn tìm cách giảm bớt gánh nặng cho quân đội và cắt giảm chi phí dành cho các đồng minh ở Đông Âu ( những năm 1940 và 1950 các nước Đông Âu là một khối an ninh, đến những năm 1970, nó đã trở thành một gánh nặng kinh tế lớn khi rất nhiều đồng minh của Liên Xô khi đó cần có tiền trợ cấp từ nước này, trong đó có Triều Tiên). Trong điều kiện như vậy, ông Gorbachev đã phải “bán” Đông Đức với giá khoảng 75 triệu marks.
 Lãnh thổ Triều Tiên nhìn từ phía Trung Quốc
Trung Quốc, nước bảo trợ cho Triều Tiên hiện nay, không phải đối mặt với những khó khăn như vậy. Trung Quốc là một quốc gia đang lên, nguồn tài chính dồi dào, hoàn toàn có khả năng trợ giúp cho một quốc gia bất ổn và giúp họ phát triển. Việc này khiến cho viejec thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với Đức. Và điều nay càng nghiêm trọng hơn khi tình trạng của Triều Tiên hiện nay còn tệ hơn rất nhiều của Đông Đức khi đó, và Hàn Quốc cũng ít khả năng gánh vác được Triều Tiên ngay lập tức như Tây Đức. Và hiện tại, Mỹ cũng không có ảnh hưởng ở Đông Á sâu như tàm ảnh hưởng của họ ở Đông Âu những năm 1990.
Trung Quốc thực sự có được nhiều lợi ích về mặt an ninh khi trợ giúp cho Triều Tiên, làm cho tiến trình thống nhất bị trì hoãn. Những chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên tuy hấp dẫn nhưng cũng rất đáng ngờ. Trung Quốc trợ giúp cho một quốc gia mà không để tâm đến sự áp bức tại đây, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc “tái hợp nhất” với Đài Loan trong khi ngầm chối bỏ điều tương tự với Hàn Quốc và Triều Tiên.
 Trung Quốc và Triều Tiên có mối quan hệ đồng minh.
Bắc Kinh có lẽ vì thế cũng không nên ngạc nhiên trước sự thiếu tin tưởng mà họ sắp phải đối mặt khi chính họ là người gây ra điều này. Nhưng từ quan điểm chính trị thực dụng, Triều Tiên có ít nhất 4 mục đích cơ bản cho Bắc Kinh.
1. Triều Tiên là “vùng đệm” giữa Trung Quốc và nền dân chủ mạnh mẽ của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Các mối quan hệ quốc tế tại những nước vùng đệm như vậy đều cho thấy chúng đạt được sự hòa bình chính trị bằng cách giảm thiểu tối đa sự tranh giành quyền lực trong nước. Cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine có thể xem như nỗ lực thiết lập một vùng đệm giữa họ và NATO. Tương tự như vậy, với Trung Quốc thì Triều Tiên có giá trị chia cắt những hành động dân chủ và sức mạnh quân sự của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ khỏi đất nước hơn 1 tỷ dân này. Mỹ và các đồng minh châu Á của họ không chỉ là mối đe dọa về mặt quân sự với Trung Quốc mà còn có sự khác biệt về ý thức hệ. Việc duy trì Triều Tiên giúp cho một quốc gia có cùng ý thức hệ như Trung Quốc được an toàn.
2. Sự tồn tại của Triều Tiên sẽ đánh lạc hướng sự chú ý của Mỹ khỏi vấn đề trong chính sách ngoại giao lớn nhất với Trung Quốc là tương lai của Đài Loan. Trong nỗ lực lâu dài nhằm chấm dứt sự chia cắt với Đài Loan, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là giảm thiểu sự can thiệp của Mỹ. 
Washington càng chú ý tới khu vực Đông Bắc Á, mà cụ thể là Triều Tiên, sự tập trung chiến lược và nguồn lực quân sự tại khu vực này sẽ khiến cho Mỹ lơ là Đài Loan. Điều này giải thích cho sự thờ ơ của Bắc Kinh trước những hành động của Triều Tiên như vụ đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010 hay bắn pháo vào đảo Yeonpyeong. Chừng nào những hành vi của Triều Tiên chưa trở nên quá nguy hiểm, đây sẽ là tấm bình phong đánh lạ hướng Mỹ cho Trung Quốc.
Hình ảnh tuyên truyền diệt lính Mỹ tại Triều Tiên 
3. Việc chia cắt 2 miền Triều Tiên làm chậm tiến trình hợp tác Hàn-Nhật, việc kéo dài sự chia cắt sẽ khiến Nhật Bản không có được chỗ đứng trên bán đảo Triều Tiên. Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xuất phát từ vấn đề lịch sử và lãnh thổ, sự thù địch với Nhật Bản đã ăn sâu vào Hàn Quốc. Hàn Quốc đang bị yếu thế trong cuộc chiến với Triều Tiên, một đất nước không do dự việc chơi lá bài chủ nghĩa dân tộc chống lại Hàn Quốc. 
Hàn Quốc bị tha hóa, toàn cầu hóa, là đồng minh của Mỹ, bán rẻ văn hóa, di sản dân tộc, và tính toàn vẹn chủng tộc cho người nước ngoài. Trong khi Triều Tiên, dù còn nghèo khó, vẫn bảo vệ đất nước trước kẻ thù, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Để giải quyết sự hiểu nhầm mà Triều Tiên gây ra, Hàn Quốc coi Nhật Bản thay vì Triều Tiên là tâm điểm trong việc xây dựng chủ nghĩa dân tộc trong nước . Nếu Hàn Quốc không thể là kẻ chống Triều Tiên, thì họ sẽ trở thành kẻ chống Nhật Bản. Và Trung Quốc, nhất là dưới thời ông Tập Cận Bình, hoàn toàn ủng hộ việc Hàn Quốc có thái độ khinh miệt với Nhật Bản. Nhưng khi 2 miền Triều Tiên thống nhất, thái độ ác cảm với Nhật Bản cần thiết cho cuộc chiến nội Hàn sẽ là không cần thiết. Sự tái hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là một thất bại về địa chính trị với Trung Quốc.
4. Ngoài ra, Triều Tiên cũng đã học được cách trở thành một nước vùng đệm. Mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Triều Tiên khá bất ổn khi Triều Tiên không hoàn toàn làm theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, thậm chí có thể phản kháng và nhắc nhở Trung Quốc rằng tuy có phụ thuộc về kinh tế nhưng Bình Nhưỡng vẫn có quyền độc lập. Cả 2 vụ thử hạt nhân bất chấp sự ngăn cản từ phía Trung Quốc và vụ thanh trừng ông Jang Sung Thaek đều thể hiện điều đó. Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự an toàn là Triều Tiên có thể sẽ đi quá xa với những hành động kích động của mình và khơi mào một cuộc chiến với Hàn Quốc hoặc Mỹ, mà tiếp đó sẽ ảnh hưởng xấu đến Trung Quốc. Triều Tiên có thể là một vùng đệm nhưng không phải là một đồng minh không đáng tin cậy.
(Còn tiếp)
Phong Đức

Bình luận(0)