Trung Quốc dùng sức mạnh bắt bí Nhật Bản?

Google News

(Kiến Thức) - Trung Quốc có khả năng sử dụng sức mạnh quân sự-kinh tế ngày càng gia tăng để bắt bí Nhật Bản, nhưng chưa muốn xảy ra chiến tranh lạnh với Mỹ.

 Ảnh minh họa

Báo cáo do Carnegie Endowment for International Peace có trụ sở tại Washington phát hành ngày 2/5 nhằm mục đích đánh giá toàn diện nhất về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó đối với  liên minh Nhật-Mỹ trong những năm tới.

Được thúc đẩy bởi chi tiêu quốc phòng tới hai con số mỗi năm, Trung Quốc có gây căng thẳng với Nhật Bản - nước đang chật vật đối phó với tần suất xâm nhập của tàu Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku ngày càng gia tăng.

Báo cáo cho biết Bắc Kinh nhận thức được rằng sử dụng vũ lực có thể là phương sách cuối cùng của vấn đề đối ngoại, nhưng Trung Quốc coi tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là trường hợp đặc biệt.

Báo cáo lưu ý: “Thách thức nhiều khả năng nhất đối với liên minh Mỹ-Nhật Bản trong vòng 15-20 năm tới không phải là cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay Mỹ, nếu Trung Quốc nỗ lực trục xuất Washington khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương. Do sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng hoặc giải quyết tranh chấp với Nhật Bản theo chiều hướng có lợi cho nước này, nhưng chưa đến mức tấn công quân sự”.  

Theo báo cáo của Carnegie Endowment, từ nay đến năm 2030, sẽ không có sự “thay đổi đáng kể” như xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung hay Trung Quốc thống trị ở châu Á.

Báo cáo dày 395 trang này do 9 chuyên gia của Carnegie Endowment soạn thảo, dưới sự chủ trì của Michael Swaine - một chuyên gia kỳ cựu của Mỹ về an ninh Trung Quốc.

Nghiên cứu này đưa ra hai kịch bản có nhiều nhiều khả năng xảy ra nhất đối với  Trung Quốc. Giả thiết thứ nhất là nếu kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức 4-5% mỗi năm (thấp hơn nhiều so với những năm gần đây), ban lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ tập trung vào ổn định tình hình trong nước. Theo kịch bản này, Trung Quốc sẽ áp dụng “quan điểm tự kiềm chế” đối với liên minh Nhật-Mỹ trong vòng 15-20 năm tới, tương đối giống với chính sách gần đây của Bắc Kinh.

Nhưng theo một kịch bản khác, Trung Quốc sẽ tăng trưởng cao hơn và ngày càng trở  nên ngày càng quyết đoán hơn. Bắc Kinh có thể sẽ ráo tiết gây áp lực hơn với Tokyo, nhưng cũng sẽ tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và nỗ lực để tránh “gây sự quá mức” với  Nhật Bản và Mỹ.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:



Theo Japan Times

Bình luận(0)