Thủ tướng Iraq ra tối hậu thư cho người Kurd

Google News

(Kiến Thức) - Thủ tướng  Haider al-Abadi ra tối hậu thư cho người Kurd hoặc hủy bỏ kết quả trưng cầu dân ý ở miền bắc Iraq hoặc sẽ bị cô lập cấm vận.

Hôm 27/9, Thủ tướng Abadi tái khẳng định quan điểm của chính phủ ở Baghdad rằng cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd là vi hiến, trong khi Quốc hội Iraq kêu gọi quân đội kiểm soát các mỏ dầu quan trọng do lực lượng người Kurd nắm giữ và kêu gọi tất cả các chính phủ nước ngoài đóng của các phái bộ ngoại giao của họ tại thủ phủ Erdbil của người Kurd.
Thu tuong Iraq ra toi hau thu cho nguoi Kurd
Thủ tướng  Haider al-Abadi ra tối hậu thư cho người Kurd hoặc hủy bỏ kết quả trưng cầu dân ý ở miền bắc Iraq hoặc sẽ bị cấm vận. Ảnh: AP
Thủ tướng Abadi ra tối hậu thư 
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Abadi ra tối hậu thư cho lãnh đạo Khu bán tự trị của người Kurd ở Iraq (KRG), ông Masoud Barzani, phải bàn giao việc kiểm soát các sân bay quốc tế trong khu vực vào ngày Thứ Sáu (29/9) hoặc phải đối mặt với một lệnh cấm các chuyến bay đến khu vực người Kurd.
Trong vòng vài giờ đồng hồ, các hãng hàng không thông báo sẽ tạm ngưng các chuyến bay tới các sân bay do người Kurd kiểm soát vào lúc 15 giờ chiều (giờ GMT) ngày 29/9, đúng thời hạn do Baghdad ấn định.
Hôm 25/9, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập trong một cuộc trưng cầu dân ý không có tính ràng buộc nhằm mục đích trang bị cho ông Barzani những con bài thương lượng lãnh thổ. Kết quả cuối cùng được công bố đêm 28/9 cho thấy gần 93% tổng số phiếu ủng hộ độc lập và 7.3% bỏ phiếu chống. Theo ủy ban bầu cử, hơn 3,3 triệu người (chiếm 72% số cử tri đủ tiêu chuẩn) đã tham gia vào cuộc bỏ phiếu hôm 25/9.
Về cuộc trưng cầu dân ý này, Thủ tướng Abadi nói: "Chúng tôi sẽ không đối thoại về kết quả trưng cầu dân ý. Nếu họ (người Kurd) muốn bắt đầu đàm phán, họ phải hủy bỏ trưng cầu dân ý và kết quả của nó”.
Tuy nhiên, yêu cầu của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã bị Bộ trưởng Giao thông KRG Mowlud Murad bác bỏ trong trong một cuộc họp báo ngày 27/9 ở thủ phủ Erbil. Ông này nói rằng việc người Kurd kiểm soát các sân bay và duy trì các chuyến bay quốc tế trực tiếp tới Erbil là một phần trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Ông Murad bày tỏ hy vọng rằng cuộc khủng hoảng có thể được giải quyết vào ngày 29/9, nếu không nền kinh tế của KRG sẽ bị tổn thất nặng nề.
Các cuộc tập trận răn đe người Kurd Iraq
Nhưng chính phủ Iraq không chịu nhượng bộ. Hôm 27/9, một phái đoàn Quân đội Iraq đã đến Iran để phối hợp các nỗ lực quân sự. Đây rõ ràng là một phần của các biện pháp trả đũa do Baghdad đưa ra sau cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd.
Trong khi đó, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu các cuộc tập trận chung gần biên giới của hai nước với KRG. Trong những ngày gần đây, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tổ chức các cuộc tập trận riêng biệt.
Trước đó, Quốc hội Iraq đã yêu cầu Thủ tướng Abadi đưa thêm quân tới khu vực Kirkuk để kiểm soát các mỏ dầu ở đây.
Một nghị quyết được quốc hội biểu quyết tại Baghdad yêu cầu “chính phủ phải đưa các mỏ dầu của Kirkuk nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Dầu mỏ Iraq”. Nghị quyết cũng kêu gọiThủ tướng Abadi "ra lệnh cho các lực lượng an ninh triển khai ở các khu vực tranh chấp, bao gồm cả Kirkuk".
Khu vực Kirkuk cũng là nơi sinh sống của các cộng đồng Turkmen và Arập. Khu vực này đã được đưa vào cuộc trưng cầu dân ý độc lập được người Kurd tổ chức hôm 25/9/2017.
Minh Châu (Theo ABC.net)

>> xem thêm

Bình luận(0)