Nhân tố gây nguy hại tới an ninh hạt nhân trên thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Những nhân tố dưới đây có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ tới an ninh hạt nhân hiện nay trên thế giới.

1. Công nghệ MIRV của Châu Á
Mối đe dọa hạt nhân nguy hiểm nhất là viễn cảnh Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu công nghệ MIRV (multiple independently targetable reentry vehicles - phương tiện tái nhập khí quyển tấn công nhiều mục tiêu độc lập). MIRV cho phép các tên lửa đạn đạo mang theo 10 đầu đạn hạt nhân tấn công vào 10 mục tiêu khác nhau.
Nhan to gay nguy hai toi an ninh hat nhan tren the gioi
 Công nghệ MIRV áp dụng trên tên lửa đạn đạo mang theo 10 đầu đạn hạt nhân cho phép nhắm tới 10 mục tiêu khác nhau.
Trong thời kì Chiến tranh lạnh, việc đưa tên lửa MIRV vào sử dụng đã làm mất ổn định cân bằng hạt nhân bằng việc các kho vũ khí hạt nhân có thể bị phá hủy dễ dàng chỉ với 1 lượt tấn công của đối thủ. Để bù lại, các nước cần phải sản xuất nhiều vũ khí hạt nhân hơn và phân bổ chúng ở nhiều vị trí. Điều này đúng trong trường hợp của Ấn Độ và Trung Quốc, các nước đang duy trì các kho vũ khí hạt nhân nhỏ để cân bằng với kho vũ khí của Mỹ và Nga.
2. Vũ khí có độ chính xác cao
Nhiều phân tích chỉ ra tính chính xác của vũ khí và hệ thống hỗ trợ đi kèm để tăng tính chính xác của vũ khí đã tác động tới các cuộc chiến.
Tuy nhiên, độ chính xác của các tên lửa hiện đại có khả năng phá hoại sự ổn định chiến lược. Theo các nhà phân tích, cuộc cách mạng về tính chính xác của vũ khí đã đặt dấu chấm hết cho khái niệm đảm bảo phá hủy lẫn nhau (MAD).
Với các tên lửa có độ chính xác cao, vũ khí hạt nhân trở thành 1 mầm mống của chiến tranh. Theo ước tính của các chuyên gia Mỹ, nước này có thể đối đầu với tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc, vũ khí ở tầm cao có thể tàn phá 1 khu vực rộng lớn và có thể làm 3-4 triệu người thiệt mạng, còn với tầm thấp có thể giết chết khoảng 700 người.
3. Hiện đại hóa quân đội Trung Quốc
Hiện đại hóa quân đội Trung Quốc không phải là 1 mối hiểm họa hạt nhân mà ít nhất nó chỉ buộc nhiều nước phải tăng cường vũ khí hạt nhân. 
Nhan to gay nguy hai toi an ninh hat nhan tren the gioi-Hinh-2
 Trung Quốc hiện đại hóa quân đội (Hình minh họa).
Trung Quốc hiện đại hóa quân đội sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nước láng giềng xây dựng lực lượng hạt nhân của riêng mình. Thực tế là các nước chạy đua hạt nhân để giữ thế cân bằng với những nước đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân hùng hậu. 
Do đó ý tưởng về việc các nước như Nhật Bản, Đài Loan và thậm chí Hàn Quốc cảm thấy cần thiết phải sở hữu vũ khí hạt nhân để kiềm chế Trung Quốc hoàn toàn có thể xảy ra, và bước đi này cũng có thể giúp ích trong vấn đề tranh cãi chủ quyền lãnh thổ. Thêm vào đó, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là Nhật Bản có các chương trình hạt nhân tiến bộ có thể dễ dàng chế tạo bom với giá rẻ.
4. Chiến dịch "Global Zero"
Trong tương lai khi vũ khí hạt nhân phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, các nhóm giải trừ quân bị hạt nhân sẽ phải làm việc không mệt mỏi. Thực tế, trong thập kỉ sau sự kiện ngày 11/9, nguyên nhân khiến chiến dịch giải giới hạt nhân “Global Zero” (chiến dịch giải giới vũ khí hạt nhân toàn cầu về con số không) đã phát triển mạnh và được ủng hộ bởi các nhà lãnh đạo chủ chốt.
Không may là mục tiêu của chiến dịch này dù rất thực tế nhưng lại cũng cực kì nguy hiểm. Về vấn đề này, theo ước tính số người thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 là 60 triệu người, xấp xỉ 3% dân số toàn cầu vào thời điểm đó. 1 cuộc chiến tranh thế giới không hạt nhân ngày nay có thể giết chết ít nhất 210 triệu người (do tính chính xác của vũ khí và sự phát triển của thế giới có thể khiến cuộc chiến không-hạt-nhân ngày nay kinh khủng hơn cả thế chiến thứ 2 bất chấp các tiến bộ về y tế có thể giảm thiểu được phần nào con số này).
Hải Yến (theo Nationalinterest)

Bình luận(0)