Nhà nước Hồi giáo có hệ tư tưởng chủ nghĩa phát xít

Google News

(Kiến Thức) - Không giống như Al-Qaeda và cũng chẳng giống nhóm thánh chiến Mặt trận Al-Nusra, nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) có hệ tư tưởng chủ nghĩa phát xít.

Đó là nhận định của Giáo sư Yan Ilhan Kizilhan trong khi trả lời  phỏng vấn của đài Sputnik. Giáo sư Kizilhan là nhà tư vấn chính trong chương trình đặc biệt chuyên điều trị và phục hồi chức năng sống cho các cựu con tin của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Baden-Wurttemberg (CHLB Đức).
Nha nuoc Hoi giao co he tu tuong chu nghia phat xit
Nhà nước Hồi giáo rao bán phụ nữ làm nô lệ tình dục như rao bán súc vật. 
Giáo sư Yan Ilhan Kizilhan cho biết:  “Chúng ta đang phải đối phó với dạng hệ tư tưởng hoàn toàn khác. Đó là thể loại mới của ý thức hệ chủ nghĩa phát xít Hồi giáo. Theo tư tưởng này, chỉ những người theo đạo Hồi (như cách diễn giải của IS) mới có quyền được sống. Còn tất cả những ai có tư duy khác đều không phải là con người. Như vậy, những đối tượng trung thành với IS ‘không hề cảm thấy có vấn đề gì’ khi thản nhiên giết người bất chấp độ tuổi hay giới tính. Bạo lực với phụ nữ và trẻ em thể hiện qua thực tế thảm khốc là các bé gái 8-9 tuổi bị biến thành món hàng bán đi bán lại và bị cưỡng hiếp hành hạ. Cảnh địa ngục như vậy là không thể nào quên nổi. Nếu sống sót thì các cựu con tin vẫn bị sốc về thần kinh-tâm lý khủng khiếp trong suốt phần đời còn lại”.
Nha nuoc Hoi giao co he tu tuong chu nghia phat xit-Hinh-2
Những người phụ nữ bị Nhà nước Hồi giáo biến thành nô lệ tình dục này sẽ bị sốc về thần kinh-tâm lý trong suốt phần đời còn lại.  
“Ý tưởng thống soái mà IS theo đuổi là chiếm lĩnh Châu Âu và đặt thế giới Kitô giáo dưới ách kiểm soát của chúng, kể cả thông qua con đường khủng bố. Chúng muốn buộc mọi người phải sống trong sợ hãi. Để chống lại thế lực độc ác man rợ đó, cần hội tụ những giá trị như nhân quyền, bình đẳng và đoàn kết. Đồng thời cần đấu tranh với chính các cấu trúc của IS. Không thể theo phương cách nào khác, bởi những kẻ cuồng tín cực đoan không có khả năng đối thoại".
Nói về chương trình hỗ trợ các nạn nhân của IS, Giáo sư Kizilhan cho biết:  “Đề án hỗ trợ được thiết lập năm 2014, sau khi IS nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Iraq và bắt giữ hàng nghìn con tin. Năm 2015, chúng tôi đã đưa đến Đức điều trị cho hơn 900 phụ nữ và trẻ em từng bị IS giam giữ trước đây. Rất hy vọng là khóa điều trị và phục hồi sẽ giúp họ cảm thấy an toàn và học cách sống bình thường sau những kinh nghiệm đau thương này”.
Minh Châu (Theo Sputnik)

Bình luận(0)