Nét giống khó tin giữa ông Trump và cựu Thủ tướng Berlusconi

Google News

(Kiến Thức) - Trong mấy tuần qua, cả thế giới đều xôn xao đồn đoán Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ làm gì? Có người nói, ông Trump là “Berlusconi phiên bản Mỹ”.

Trên thực tế, giữa Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và cựu Thủ tướng Italy có nhiều điểm tương đồng đến khó tin. Cả hai ông đều là doanh nhân thành đạt chuyển sang làm chính trị, đều có quan hệ tốt hoặc muốn có quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin và cả hai đều có… số đào hoa.
Net giong kho tin giua ong Trump va cuu Thu tuong Berlusconi
Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi.  Ảnh The Sun
Giống như Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi là một doanh nhân làm giàu trong lĩnh vực bất động sản. Khi bước vào chính trường năm 1994, ông Berlusconi cũng là “một người ngoài cuộc”, mặc dù có quan hệ gần gũi lâu năm với “những người trong cuộc” như ông Trump.
Cũng giống như ông Trump, ông Berlusconi là một người giàu có và theo chủ nghĩa dân túy. Ông thích để giao tiếp trực tiếp với dân chúng, bỏ qua các cấu trúc truyền thông và các đảng truyền thống. Việc hai ông đều có số đào hoa xét về khía cạnh nào đó lại làm gia tăng sự nổi tiếng của bản thân.
Trên thực tế, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi cung cấp 6 bài học rõ ràng cho người Mỹ và thế giới về tương lai của tỷ phú trở thành chính khách Donald Trump.
Thứ nhất, không nên đánh giá thấp Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump. Trước đây, ít ai nghĩ rằng ông Trump giành được quyền đề cử của Đảng Cộng hòa, chứ nói gì đến đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát vẫn tiếp tục dự đoán ông Trump chỉ ngồi trong Nhà Trắng tối đa 4 năm, nếu may mắn không bị luận tội trước đó.
Kinh nghiệm của cựu Thủ tướng Berlusconi lại cho thấy một câu chuyện khác. Ông Trùm truyền thông Berlusconi cũng đã bị giới quan sát chính trị đánh giá rất thấp. Các nhà bình luận từng coi ông là quá non nớt và thiếu kinh nghiệm, không thể làm Thủ tướng Italy. Họ còn tiên đoán ông Berlusconi sẽ không trụ vững trước áp lực chính trị hoặc những cáo buộc của tòa án.
Ấy thế mà, ông trùm truyền thông Silvio Berlusconi vẫn là một trong những ông trùm chính trị ở Italy. Trong vòng 22 năm qua, ông đã giành chiến thắng trong 3 cuộc tổng tuyển cử và từng giữ cương vị Thủ tướng Italy trong 9 năm.
Bài học thứ hai là Trump có thể sẽ tiếp tục theo đuổi những gì cơ bản đã làm nên chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua. Cựu Thủ tướng Berlusconi thường sử dụng công cụ truyền hình, đặc biệt là các kênh thương mại của ông, để giao tiếp với dân chúng. Thay vì các cuộc phỏng vấn mà ông không thể kiểm soát được, ông trùm truyền thông Berlusconi thường xuyên làm việc với các nhà báo mà ông ưa thích hoặc chỉ đơn giản là nói chuyện trực tiếp trước ống kính máy quay.
Net giong kho tin giua ong Trump va cuu Thu tuong Berlusconi-Hinh-2
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh Business Insider
Dự kiến, ông Trump sẽ không chỉ tiếp tục sử dụng công cụ Twitter, mà còn sử dụng truyền hình - bao gồm cả các talk show và các kênh khác - để nói chuyện trực tiếp với người dân. Quyết định của ông Trump phát hành video kéo dài 2½ phút trên YouTube cho thấy rõ ưu tiên của ông, thay cho một cuộc họp báo.
Bài học thứ ba từ những thành công của cựu Thủ tướng Berlusconi là ngay cả một người rất giàu có và mạnh mẽ cũng có thể vận dụng các “câu chuyện nạn nhân” một cách hiệu quả. Thật vậy, khi còn giữ chức Thủ tướng Italy, ông Berlusconi luôn tuyên bố rằng ông đã bị biến thành nạn nhân của các cơ quan tư pháp, các doanh nhân đối địch và của cả thể chế chính trị hiện hành.
Xét theo khía cạnh nào đó, có lẽ ông Trump cũng sẽ làm như vậy. Ông Trump sẽ luôn miêu tả mình đang bị bao vây bởi những kẻ thù mà ông có thể tưởng tượng ra.
Bài học thứ tư là ông trùm truyền thông Berlusconi đã sử dụng các đài truyền hình và báo in của mình để bôi nhọ các đối thủ.
Tỷ phú Donald Trump tấn công các phương tiện truyền thông đối địch thông qua Twitter và những người điều hành chiến dịch tranh cử của ông thề sẽ "mở ra" luật phỉ báng. Phụ trách lĩnh vực này có thể sẽ là chiến lược gia Stephen Bannon, cựu chủ tịch của nhóm cực hữu Breitbart News.
Bài học thứ năm là Tổng thống Mỹ đắc cử Trump có thể sẽ trọng thưởng cho những người trung thành trong chính quyền của ông, cũng như cựu Thủ tướng Berlusconi từng làm. Ông Trump đã biến ba người lớn của ông thành những nhân vật chủ chốt trong chiến dịch tranh cử và trong quá trình thành lập chính phủ sắp tới.
Luật liên bang có thể cấm ông Trump bổ nhiệm con cái giữ chức vụ trong chính phủ mới, nhưng họ chắc chắn sẽ vẫn là trung tâm của việc ra quyết định. Cô con gái Ivanka Trump và chồng là Jared Kushner đã tham dự cuộc gặp đầu tiên của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Những nhân vật gây tranh cãi hay cấp tiến sẽ không có chỗ đứng trong chính quyền của ông Trump.
Bài học cuối cùng là cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi luôn tỏ ra ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Trump thích sử dụng giao dịch cá nhân và muốn có những người đối thoại mạnh mẽ. Địa điểm yêu thích trong các chuyến thăm nước ngoài của cựu Thủ tướng Berlusconi là trang trại của Tổng thống Putin hay lều bạt của cố lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi vì những nơi đó không nhàm chán như các cuộc họp của Hội đồng châu Âu hoặc Hội nghị thượng đỉnh G-20.
Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt quan trọng giữa cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ông Berlusconi từng đối mặt với tình trạng trì trệ kinh tế ở Italy, nhưng ít nhất đã không làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Về phần mình, ông Trump nắm trong tay nền kinh tế số 1 thế giới, nhưng không ai dám đoán trước rằng ông sẽ làm cho nó tốt hơn hay tồi tệ hơn.
Minh Châu (Theo The Japan Times)

>> xem thêm

Bình luận(0)