Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương

Google News

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cho biết Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương, khi đến Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sẽ trình bày chính sách rõ ràng trước các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và trấn an các nước này.
My van duy tri cam ket voi Chau A-Thai Binh Duong
 Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis: Mỹ vẫn duy trì cam kết với Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: NBC News
Ông Mattis nói với các phóng viên rằng trong bài phát biểu hôm 3/6 tại diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La 2017 ở Singapore, ông sẽ nói về "trật tự quốc tế" cần thiết cho một Châu Á hòa bình, một tài liệu tham khảo phản đối chương trình hạt nhân-tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Trên đường tới diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Mattis nói với cánh phóng viên: "Tại Đối thoại Shangri-la, tôi sẽ nhấn mạnh việc kề vai sát cánh với các đồng minh và đối tác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng (Mỹ) tập trung vào việc tăng cường các liên minh, trao quyền cho các quốc gia để có thể duy trì an ninh của chính họ và tăng cường khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn chiến tranh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis dự kiến sẽ gặp gỡ các đối tác đến từ một số nước đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn cam kết rộng rãi với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giống như thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Lầu Năm Góc cũng ủng hộ "trên nguyên tắc" đề nghị của Thượng nghị sĩ John McCain, người đứng đầu Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, về tăng nguồn tài trợ quân sự cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thêm 7,5 tỷ USD.
Bộ trưởng Mattis sẽ nói về sự cần thiết của việc các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế, một sự đề cập rõ ràng đến các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên những rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.
Tuần trước, một tàu chiến của của Hải quân Mỹ đã đi vào bên trong vùng biển 12 hải lý xung quanh một “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng trái phép trên một rạn san hô có tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một thách thức đầu tiên đối với Bắc Kinh trên tuyến đường biển huyết mạch này, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ trong tháng 1/2017.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đã hoàn tất việc xem xét rộng rãi các lựa chọn của Mỹ nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân- tên lửa của CHDCND Triều Tiên, thiên về các biện pháp trừng phạt mới và tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Một số quan chức châu Á lo ngại về đường lối được thúc đẩy bằng phương pháp tiếp cận cá nhân và không thể đoán trước của Tổng thống Donald Trump đối với việc hoạch định chính sách của Mỹ.
Chuyến đi của Bộ tưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được tiến hành, sau khi tân Tổng thống Moon Jae-in ra lệnh điều tra vì sao văn phòng của ông chưa được thông báo về việc triển khai thêm 4 bệ phóng cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Trợ lý an ninh hàng đầu của Tổng thống Moon Jae-in đã lên đường đến thủ đô Washington hôm 1/6, khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tìm cách trấn an Mỹ, nước đồng minh chính, rằng ông sẽ không hủy bỏ thỏa thuận triển khai THAAD, một hệ thống phòng thủ tên lửa đã khiến Trung Quốc tức giận.
Minh Châu (Theo Reuters)

>> xem thêm

Bình luận(0)