Liệu ông Trump có thực hiện nổi cam kết tranh cử?

Google News

(Kiến Thức) - Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có thực hiện ít nhất một phần những cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ?

Với ít nhất 288 phiếu đại cử tri, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45. Donald Trump đã giành chiến thắng tại những bang trọng yếu "còn do dự": Florida, Ohio, North Carolina. Cử tri sống ở vùng nông thôn đa phần là da trắng đã bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống Donald Trump.
Lieu ong Trump co thuc hien noi cam ket tranh cu?
Liệu ông Trump có phải dùng đến nắm đấm để thực hiện cam kết trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp tới. Ảnh AP 
Về kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và những thách thức chờ đón Tổng thống Mỹ thứ 45, nhà chính trị học Gevorg Mirzoyan, Phó Giáo sư trường Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nhận xét:
Theo kết quả bầu cử ngày 8/11, đảng Cộng hòa chiếm Nhà Trắng, giành quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ. Ngoài ra, phe Cộng hòa sẽ có đa số ghế trong Tòa án Tối cao Mỹ. Như vậy, tất cả ba nhánh quyền lực ở Mỹ đều sẽ nằm trong tay một đảng. Tuy nhiên, điều đó không thể giúp nhiều cho Donald Trump.
Không có gì bí mật là Tổng thống đắc cử Donald Trump có vấn đề với chí nội bộ đảng Cộng hòa. Ông không tìm thấy ngôn ngữ chung với nhiều đảng viên trong đảng. Một số đảng viên Cộng hòa cấp cao - ví dụ như cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, người chỉ trích Trump là "nỗi ô nhục" - đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân chủ! Không loại trừ khả năng các "đảng viên bất mãn" sẽ chặn các sáng kiến gây tranh cãi nhất của Tổng thống Donald Trump trong Quốc hội Mỹ. Và các đảng viên Dân chủ cực kỳ thất vọng sau trận thua trước đảng Cộng hòa sẽ tìm kiếm lý do để luận tội vị tỷ phú "điên rồ" này.
Trong chính sách đối ngoại cũng có các quy tắc tương tự. Ứng viên tổng thống Donald Trump từng tuyên bố rằng ưu tiên hàng đầu của ông sẽ là các vấn đề nội bộ của nước Mỹ (chủ nghĩa biệt lập mới). Ông hứa sẽ xem xét lại quan hệ với các đồng minh … và thậm chí dọa bỏ rơi đồng minh NATO!
Tuy nhiên, không phải tất cả các đảng viên Cộng hòa đều chia sẻ ý tưởng Mỹ không thể và không cần phải tiếp tục đóng vai một người "kiểm lâm đơn độc" trên thế giới!
Theo nhà phân tích chính trị Gevorg Mirzayan, đây là lý do vì sao trong tương lai gần không nên chờ đợi bước đột phá trong quan hệ Mỹ-Nga cũng như việc giải quyết các vấn đề Syria và Ukraine. Mặt khác, người ta có thể thảo luận với Donald Trump về lợi ích. Và nếu tân Thổng thống Donald Trump có trong tay một ê-kíp đủ năng lực, thì hai bên có thể đạt thỏa thuận về một số vấn đề cụ thể. Mà đây sẽ là kết quả không tồi, nếu xét đến tình trạng hiện nay trong quan hệ Nga-Mỹ.
Minh Châu (Theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)