“Đế chế Hồi giáo” sau một năm thành lập

Google News

(Kiến Thức) - Sau một năm thành lập, cái gọi là “Đế chế Hồi giáo” đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp Trung Đông, Bắc Phi chứ không chỉ bó hẹp ở Syria và Iraq.

Ngày 29/6/2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi công bố thành lập Đế chế Hồi giáo trải rộng khắp miền đông Syria và miền bắc, miền tây Iraq”.
“De che Hoi giao” sau mot nam thanh lap
Ngày 29/6/2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi công bố thành lập cái gọi là “Đế chế Hồi giáo".  
Hiện thời, những nơi này nằm trong số là các khu vực có nhiều thương vong nhất thế giới và cũng là trọng tâm của nỗ lực quốc tế bài trừ các phần tử cực đoan.  
Tuyên bố của Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ Hồi giáo ủng hộ nỗ lực thành lập Đế chế Hồi giáo xướng lên nguyện vọng của các phần tử chủ chiến người Sunni, những kẻ chặt đầu con tin, tiến hành các vụ đánh bom tự sát, chiến đấu chống lại các binh sĩ Iraq và Syria, cũng như nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở nước ngoài trong khi thu hút hàng ngàn chiến binh thánh chiến nước ngoài gia nhập đội ngũ.
Nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Syria và hỗn loạn chính trị ở Iraq để chiếm giữ các thành phố lớn xuyên khắp khu vực, trong số này có thủ đô trên thực tế của IS ở Raqqa (Syria) cũng như Mosul, Ramadi và Fallujah ở Iraq.
“De che Hoi giao” sau mot nam thanh lap-Hinh-2
Tham vọng lãnh thổ của cái gọi là "Đế chế Hồi giáo". 
Sự xuất hiện của IS ở Syria càng làm phức tạp thêm cuộc chiến kéo dài bốn năm qua giữa lực lượng chính phủ và một loạt các nhóm nổi dậy, mở ra các mặt trận mới mà các bên gồm quân đội, phiến quân, và phe nổi dậy đều chiến đấu dành cùng khu vực lãnh thổ giữa lúc số thương vong đã vượt quá 200 ngàn người, hàng triệu người khác đã bỏ nhà cửa chạy lánh nạn.
Bạo động ở Iraq cũng leo thang với số tử vong trong lực lượng an ninh quốc gia tăng vọt 350% từ tháng 5 tới tháng 6 năm ngoái. Nhìn chung, cho đến nay, 2014 là năm chết chóc nhiều nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ rút lực lượng tác chiến ra khỏi nước này. Và năm 2015 này đang trên đà dễ dàng vượt con số thương vong của năm 2014.
Đáp lại, Mỹ đã cầm đầu một liên minh gồm nhiều nước thực hiện các cuộc không kích chống lại phiến quân IS, bắt đầu ở Iraq hồi tháng 8 và tại Syria một tháng sau đó. Theo thống kê của Lầu Năm Góc, trong 10 tháng qua, các máy bay chiến đấu đã thực hiện 4.800 phi vụ không kích mà giới hữu trách nói là đã hỗ trợ cho các binh sĩ Iraq và các chiến binh ở Syria lấy lại một số phần lãnh thổ từ tay Nhà nước Hồi giáo.
Tuy nhiên, tiến bộ đạt được không như mong đợi giữa lúc quân đội Iraq vẫn chưa có khả năng dành được thắng lợi trên diện rộng trong quá trình lấy lại các thành phố lớn ở miền bắc và miền tây. Quân đội Iraq được hỗ trợ bởi các dân quân do Iran hậu thuẫn và các tay súng người Kurd trong các cuộc hành quân như trong nỗ lực tái chiếm tỉnh Anbar từ tay phiến quân IS.
Tới nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn khước từ những lời kêu gọi gửi bộ binh Mỹ sang hậu thuẫn Iraq. Thay vào đó, ông Obama đưa các cố vấn và chuyên gia huấn luyện quân sự giúp tăng cường khả năng chiến đấu cho binh sĩ Iraq.
Tư tưởng tập trung của nhóm Nhà nước Hồi giáo là truy diệt phe Shi’ite, những người bị họ xem là các phần tử bội giáo và theo dị giáo. Đồng thời, IS cũng sát hại những người Cơ đốc giáo ở Ai Cập, người Druze ở Syria và người Yazidi ở Iraq.
Các vụ tấn công khủng bố mà IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm bao gồm các vụ xảy ra trong tuần rồi ở Tunisia và Ai Cập, cùng các vụ khác ở Yemen và Ả-rập Xê-út.
Nhiều di tích cổ, đền đài và di sản văn hóa ở Iraq và Syria đã bị phiến quân IS tàn phá với “cái tội” báng bổ Hồi giáo. Đáng nói là những văn hóa này ra đời trước Đạo Hồi hàng nghìn năm.
Minh Châu (TH)

Bình luận(0)