Chiến địa của Trung Quốc: Biển Đông chứ không phải Syria

Google News

(Kiến Thức) - Trang mạng Debkafile ở Israel đưa tin rằng Trung Quốc sẵn sàng tham gia không kích ở Syria, thế nhưng chiến địa của Trung Quốc là Biển Đông chứ không phải Syria.

Bác tin đồn Trung Quốc sắp tham chiến ở Syria
Về chiến địa của Trung Quốc, trang web của Israel gây nhiều tranh cãi ngày 2/10 đã cho đăng một câu chuyện "độc quyền", trong đó có đoạn viết: "Máy bay chiến đấu Trung Quốc sắp tham gia các cuộc không kích của Nga ở Syria. Nguồn tin quân sự và tình báo của Debkafile báo cáo rằng ngày 2/10, Trung Quốc đã ngỏ lời với  Moscow  rằng máy bay ném bom J-15 sẽ sớm tham gia các chiến dịch không kích của Nga. Máy bay chiến đấu J-15 sẽ cất cánh từ tàu sân bay  Liêu Ninh (CV-16) đã cập cảng Syria vào ngày 26/9 . Đây sẽ là một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với  Bắc Kinh: hoạt động quân sự đầu tiên ở  Trung Đông và lần đầu tiên, tàu sân bay Liêu Ninh tham chiến thực sự".
Chien dia cua Trung Quoc: Bien Dong chu khong phai Syria
Hiện không có báo cáo đáng tin cậy nào về việc tàu sân bay Liêu Ninh đã vào khu vực Địa Trung Hải và cũng không có hình ảnh nào cho thấy nó đã cập cảng Syria. 
Hiện không có báo cáo đáng tin cậy nào về việc tàu sân bay  Liêu Ninh đã vào khu vực và cũng không có hình ảnh nào cho thấy nó đã cập cảng Syria. Bộ Quốc phòng Mỹ  và Cơ quan Tình báo Hải quân (ONI) cũng không hề xác nhận con tàu sân bay có nguồn gốc Ukraine  sẵn sàng tiến hành bất kỳ hoạt động nào ở Syria. (Liêu Ninh CV-16 vẫn còn mất vài năm nữa mới có thể trở thành tàu sân bay hoạt động đầy đủ và thậm chí sau đó cũng sẽ chỉ có khả năng chiến đấu tương đối hạn chế"). Trong khi có hành vi bắt nạt ở các vùng biển gần (Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông), Trung Quốc vẫn tỏ ra khá thận trọng về việc phô diễn sức mạnh quân sự ở nước ngoài. Ngay cả khi Trung Quốc sẵn sàng sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh để tiến hành các cuộc không kích, cấu hình cầu nhảy của tàu sân bay Liêu Ninh và lực đẩy hạn chế sẽ khiến cho các máy bay ném bom J-15 khó có thể mang theo nhiều vũ khí như thiết kế.
Hiện thời, Trung Quốc đã gián tiếp phủ nhận tin đồn nói trên của Debkafile. Nhà phân tích quân sự Zhang Junshe-cựu phó giám đốc của một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Hải quân Trung Quốc (PLAN) -  nói rằng “tin về tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Địa Trung Hải hoàn toàn là tin đồn không có cơ sở”.
Để thực sự hiểu biết những thay đổi đang được tiến hành trong chiến lược  biển của Trung Quốc, người ta cần phải "tìm kiếm sự thật từ những sự kiện" và kiểm tra những gì Trung Quốc đang thực sự làm để xây dựng đội ngũ tàu sân bay.
Biển Đông vẫn là chiến địa của Trung Quốc
Đối với với các vùng biển gần, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc quả thực khá ấn tượng. Từ lâu,  Bắc Kinh đã chuẩn bị các phương tiện để đánh chiếm đảo Đài Loan và đây chính là ưu tiên so với việc bảo vệ các tuyến hàng hải xa xôi trên thế giới. Hơn nữa, kết hợp giữa “địa lợi”, sở trường và năng lực hải quân, việc tràn ngập các vùng biển gần với các tàu chiến ít hiện đại và được hỗ trợ từ đất liền mênh mông rộng lớn là “sứ mạng dễ khả thi” đối với Trung Quốc.
Về số lượng dân quân biển, Trung Quốc còn chiếm lợi thế gấp bội so với hải quân. Vẫn đang phát triển nhanh, số lượng tàu  Cảnh sát biển Trung Quốc (205 chiếc ) hiện đã đông hơn tổng cộng số tàu thực thi pháp luật trên biển của các nước láng giềng (147 chiếc). Cảnh sát biển Trung Quốc có 129 tàu có trọng tải 500-1000 tấn, trong khi tổng số các tàu có trọng tải tương tự của các nước láng giềng chỉ là  84 chiếc. Những lợi thế này mang lại cho cho Trung Quốc sự hiện diện chưa từng có và ảnh hưởng to lớn đối với các vùng biển gần.
Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển năng lực tàu sân bay Trung Quốc. Trong thời gian tới, đây là nơi đồn trú và đào luyện đội ngũ tàu sân bay và cụm tàu sân bay tấn công.  Để độc chiếm Biển Đông và phục vụ cho công tác đào tạo tàu sân bay, Trung Quốc đã ráo riết bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và xây dựng qui mô lớn trên 7 tính năng ngầm ở quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh ngang nhiên đánh chiếm. Trung Quốc đã  hoàn thành đường băng dài hơn 3 km trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), đang xây dựng một đường băng dài tương tự trên Đá Xu Bi (Subi Reef) và ráo riết hút cát đắp nền cho một đường băng nữa trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef).
Chien dia cua Trung Quoc: Bien Dong chu khong phai Syria-Hinh-2
Máy bay chiến đấu J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh.
Một  trong số nhiều công dụng của các đường băng nói trên là phục vụ cho các chiến đấu cơ hạ cánh khẩn cấp.  Mọi phi công hải quân biết rằng việc điều khiển chiến đấu cơ hạ cánh trên tàu sân bay vốn là công việc khó khăn và nguy hiểm. Đó là chưa kể các sự cố trên tàu sân bay. Do đó, các máy bay chiến đấu hải quân cần đến sân bay dự phòng để hạ cánh khẩn cấp. Trong trường này, các đảo nhân tạo ở Biển Đông quả là “những tàu sân bay không thể đánh chìm”.
Minh Châu (Theo The National Interest)

Bình luận(0)