Brexit: Cử tri già quyết định tương lai Vương quốc Anh?

Google News

(Kiến Thức) - Kết quả trưng cầu dân ý về Brexit cho thấy sự khác biệt thế hệ rất lớn ở Anh: 3/4 cử tri dưới 24 tuổi chống lại việc rời bỏ EU.

Nhưng thế hệ thệ từ 65 tuổi trở lên thì có đa số áp đảo (58%) ủng hộ Brexit. Ở lứa tuổi 25-49 thì phe ủng hộ ở lại EU là 45%, cao hơn 39% muốn ra khỏi EU.
Brexit: Cu tri gia quyet dinh tuong lai Vuong quoc Anh?
 Bao giờ cho đến... ngày xưa?
Theo trang Politico, khác biệt thế hệ là một trong những vấn đề nổi bật nhất của cuộc trưng cầu dân ý tạo bước ngoặt lớn cho tương lai Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu (EU).
Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt bình luận: "Vậy là nước Anh già (Old England) tước mất tương lai Châu Âu của giới trẻ toàn Liên hiệp Vương quốc Anh."
Bao giờ cho đến... ngày xưa?
Trong bài viết đăng trên trang mạng The Guardian ngày 21/6, nhà báo Stewart Dakers đã chỉ ra rằng phe vận động rời bỏ EU (Leave Campaign) chú tâm vào nhóm “cử tri tóc bạc”.
Các cụ già Anh thường dựa vào dịch vụ chăm sóc dưỡng lão nhưng không hài lòng về các nhân viên gốc ngoại kiều "quá nửa không nói tiếng Anh".
Nhà báo Stewart Dakers viết: "Họ được những người mà đa số là di dân chăm sóc hàng ngày, nhưng dịch vụ này ngày càng kém đi vì ngân sách bị cắt. Thế hệ già bực bội này không biết phân biệt 'ai chơi kèn' và 'ai trả tiền'. Phái Brexit đã khai thác điều này. Họ tác động sâu đến tâm lý của những người già yếu. Viễn cảnh độc lập đưa chúng ta trở lại thời xưa huy hoàng khi chúng ta làm mọi chuyện theo kiểu riêng, chẳng vào ngoại kiều".
Bên cạnh đó, kết quả bỏ phiếu theo các vùng của Anh cũng cho thấy một xã hội chia rẽ vùng miền nghiêm trọng.
Hơn 50% cử tri Scotland, Bắc Ireland và thủ đô London ủng hộ việc ở lại EU. Đa số cử tri ở các vùng khác của nước Anh và xứ Wales lại bỏ phiếu cho việc rời bỏ EU.
Một trang báo tại Anh đã đặt câu hỏi: Với kết quả trưng cầu dân ý nói trên và khả năng Scotland ly khai, Liên hiệp Vương quốc Anh Quốc có còn là Great Britain nữa hay chỉ còn là great Britain, với chữ great không viết hoa?
Ngay trong ngày 24/6 có một cuộc vận động lấy chữ ký để tiến hành lại trưng cầu dân ý về Brexit. Cuộc vận động này đã nhanh chóng thu thập được trên 100 nghìn chữ ký, buộc Quốc hội Anh phải mở phiên thảo luận về chủ đề này.
Theo quy định ở Liên hiệp Vương quốc Anh, nếu kết quả của bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào không đạt đa số tới thiểu 60%, với số cử tri bỏ phiếu dưới 75% của tổng số cử tri toàn quốc thì có thể cần bỏ phiếu lại.
Tuy nhiên, điều này có diễn ra hay không thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. 
Minh Châu (Theo BBC)

Bình luận(0)