Thói quen hoang phí của nhân loại

Google News

Hàng năm nhân loại phung phí từ 1 đến 2 tỷ tấn sản phẩm, vứt vào thùng rác 30-50% tất cả thực phẩm được sản xuất trên thế giới.

 Ảnh RIA Novosti

Các nhà nghiên cứu Anh đã soạn thảo bản báo cáo có tựa đề là "Lương thực toàn cầu: sẽ không mất đi nếu bạn không muốn» ( Global Food; Waste Not, Want Not.) Bản báo cáo liệt kê những lý do mà con người tiêu xài phí phạm một cách đáng kinh ngạc. Trong số đó có các nguyên nhân chung như: điều kiện nuôi trồng, xử lý, lưu trữ và vận chuyển yếu kém. Nhưng chỉ có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lãng phí.

Tiến sĩ Tim Fox, một trong những tác giả của bản báo cáo cho biết: “Trong thế giới đang phát triển, tất cả các thiệt hại chủ yếu xảy ra vào giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng thực phẩm, tức là giai đoạn giữa đồng ruộng và thị trường. Ví dụ, tại châu Phi, từ miền Nam đến Sahara và Ấn Độ, từ 35 đến 50% tất cả các loại trái cây và rau quả bị mất ở giai đoạn này. Tại các nền kinh tế trưởng thành và phát triển, mất mát chủ yếu là do thực hành tiếp thị lãng phí và do hành vi của người tiêu dùng. Ở Mỹ và Anh, khoảng 30 đến 50% tất cả các thứ mua về cho nhu cầu tiêu dùng gia đình bị đổ đi.”

Ở phương Tây, con đường từ cửa hàng đến thùng rác là rất nhanh chóng, vì theo các nhà khoa học, đó là do "xã hội tiêu dùng." Nhiều khi một số lượng lớn thực phẩm không tiếp cận người tiêu dùng, bởi vì nó không đáp ứng các tiêu chuẩn của sản phẩm thẩm mỹ lý tưởng. Đó là rau hoặc trái cây, bánh mì, sô cô la, sữa… nếu có vẻ ngoài không đẹp thì nhiều khả năng sẽ bị làm thức ăn gia súc hoặc ra bãi rác. Các chương trình khuyến mãi, khi mà mua một tặng một, thì sản phẩm thứ hai miễn phí thường bị để thối và bị loại bỏ. Ngoài ra, các yêu cầu về thời hạn sử dụng cũng bị nâng lên quá cao. Theo ước tính của Liên hợp quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 870 triệu người bị đói và suy dinh dưỡng. Các nhà khoa học Anh tin tưởng rằng những người này có thể được cung cấp đủ thực phẩm, nếu xây dựng một dây chuyền hợp lý từ người sản xuất đến người tiêu dùng và tránh được sự mất mát to lớn và không cần thiết.

Các chuyên gia Nga hoàn toàn đồng ý với điều này. Nhà phân tích thị trường thực phẩm nổi tiếng Andrei Slavutin nói: “Trong thực tế, ở cấp độ phát triển nông nghiệp hiện tại, tất cả mọi người đều có thể ăn no. Vấn đề là phải có tiền. Và đây là chính lý do vì sao châu Phi đang đói, còn châu Âu thì đổ sữa và và ném mọi thứ khác trên đường phố. Tất cả lý do đơn giản là sản xuất dư thừa. Hoàn toàn không hề thiếu thức ăn. Vấn đề chính là cần phân phối lại. Tất cả nên được phân bố đồng đều hơn.”

Điều đáng kinh nhạc nhất là giải quyết được vấn đề này, nhân loại có thể tự động giải quyết được vấn đề khác không kém phần quan trọng là khủng hoảng thiếu nước ngọt. Báo cáo của Anh nêu rõ rằng việc sản xuất tất cả các sản phẩm bị tống vào thùng rác mỗi năm tốn 500 tỷ mét khối nước - gần gấp ba lần so với khối lượng con người sử dụng để uống.


ĐANG ĐỌC NHIỀU:


TIN LIÊN QUAN:





Theo VOR

Bình luận(0)