10 hậu quả nhãn tiền của đạo luật “cắt giảm ngân sách” ở Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Đạo luật Kiểm soát Ngân sách qui định tỷ lệ mà mỗi cơ quan phải cắt giảm để tiết kiệm 1,2 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm. 

 Đàm phán marathon giữa Tổng thống Obama và Thủ lĩnh phe Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ.

Liên quan đến chương trình cắt giảm ngân sách, nhiều nhà phân tích và các quan chức chính phủ Mỹ tiên đoán về những hậu quả nhãn tiền của chương trình này và liệt kê những vụ cắt giảm có thể gây xáo trộn nhiều nhất.

1. Hàng tỷ đô la tài trợ nghiên cứu ung thư bị cắt giảm

 Ảnh minh họa

Vốn cung cấp các khoản tài trợ cho các công trình  nghiên cứu ung thư ở các trường đại học, Viện Y tế Quốc gia (NIH) có thể bị cắt giảm ngân sách đáng kể.

Việc NIH bị cắt giảm 2,5 tỷ USD kinh phí hoạt động sẽ hạn chế khả năng viện này tài trợ nghiên cứu và thực hiện các công trình nghiên cứu riêng về các căn bệnh gây tử vong và ung thư.

2. Tòa án liên bang buộc phải đóng cửa một ngày mỗi tuần

 Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp Mỹ cũng không thoát khỏi việc bị cắt giảm kinh phí đáng kể.

Kết quả là một số tòa án liên bang cấp quận có thể bị đóng cửa một ngày mỗi tuần và buộc phải cắt giảm chi phí đảm bảo an ninh, buộc nhân viên phải nghỉ phép không lương hoặc phải áp dụng một loạt các biện pháp  cắt giảm chi phí khác…khiến cho thời gian chờ đợi xét xử bị kéo dài đáng kể.

Hệ thống tòa án liên bang có thể bị cắt  giảm kinh phí hoạt động 555 triệu USD trong năm nay.

3. Quân đội bị “rỗng ruột”

 Ảnh minh họa

Quân đội Mỹ sẽ bị cắt giảm ngân sách hoạt động 487 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.

Ngoài ra, quân đội Mỹ còn có thể bị cắt giảm bổ sung 55 tỷ USD trong vòng 9 năm và một số nhà phân tích cho rằng lĩnh vực quốc phòng đang bị “gọt” đến tận xương tủy.

Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân,  cảnh báo việc cắt giảm ngân sách sẽ khiến cho Các lực lượng vũ trang Mỹ bị “rỗng ruột”, giảm đáng kể khả năng sẵn sàng tác chiến.

4. Nhiều hợp đồng đã ký bị thương lượng lại 

 Ảnh minh họa

Các hợp đồng quân sự có thể bị thương lượng lại và việc cắt giảm 9,4% ngân sách sẽ buộc quân đội phải thay đổi những hợp đồng đã được ký kết.

Quân đội có thể buộc phải lùi lại tiến độ thanh toán theo hợp đồng hoặc phải rút lại những đơn đặt hàng. Kết quả, nhiều hợp đồng sẽ bị xem xét lại hoàn toàn.

5. Các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ bị phá sản

 Ảnh minh họa

Cắt giảm ngân sách sẽ động chạm đáng kể đến các doanh nghiệp nhỏ làm việc cho chính phủ. Các công ty xây dựng, nhà thầu công nghệ thông tin cấp địa phương và các nhà sản xuất thiết bị nhỏ có thể mất bị mất hợp đồng trong làn sóng cắt giảm chi tiêu sắp tới.

Trong khi các công ty lớn có thể vượt qua thời buổi khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ có thể lâm vào tình trạng phá sản.

6. Tắc nghẽn trong hàng không dân dụng, kiểm soát không lưu

 Ảnh minh họa

Cắt giảm ngân sách của Cục Hàng không Liên bang có thể dẫn đến việc chậm trễ các chuyến bay và vấn đề bảo đảm an toàn tại các sân bay trên toàn quốc.

Cắt giảm ngân sách có thể dẫn đến đóng cửa các tháp kiểm soát không lưu, cắt giảm tần suất bay và làm mất khoảng 132.000 công ăn việc làm.

Điều này có thể làm giảm bớt gần 1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không do giảm nhân viên và có thể làm trì hoãn hoặc hủy bỏ nhiều chuyến bay đối với hàng triệu hành khách mỗi năm.

7. Ngành công nghiệp quốc phòng có thể rơi vào hỗn loạn

 Ảnh minh họa

Lĩnh vực sản xuất phục vụ quốc phòng vốn là  điểm sáng trong thời suy thoái và việc cắt  giảm chi tiêu công gây tổn hại cho ngành này với quy mô chưa từng thấy.

Các biện pháp cắt giảm sắp tới có thể đẩy toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng rơi vào tình trạng hỗn loạn, “tự cắt cụt chân tay”.

8. Thất nghiệp hàng loạt ở một số tiểu bang

 Ảnh minh họa

Một số bang có một tỷ lệ cao bất thường các nhân viên làm việc cho chính phủ. Tình trạng cắt giam chi tiêu công sẽ dẫn đến việc sa thải hàng loạt viên chức và chấm dứt việc tuyển dụng thêm ở nhiều cơ quan. 

Những bang có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất là  Maryland, Virginia,  Washington,  California và  Arizona

9. Cắt giảm lớn trong lĩnh giáo dục

 Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, ngành giáo dục có thể bị cắt giảm ngân sách từ 5,5% đến 9,1% trong 10 năm tới.

Có tới 28% trong tổng số tiền 4,1 tỷ USD bị cắt giảm sẽ đụng chạm đến lĩnh vực giáo dục đặc biệt.

Mức đóp góp của liên bang cho ngành giáo dục sẽ giảm xuống mức của năm 2005 và có thể dẫn đến việc cắt giảm mạnh mẽ đối với một số trường học cấp quận cũng như giáo dục cho người khuyết tật. Điều này có thể đồng nghĩa với việc  hủy bỏ giáo dục miễn phí cho học sinh có nhu cầu đặc biệt hoặc phải tăng thuế địa phương để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách giáo dục.

10. Nước Mỹ có nguy cơ bị hạ cấp xếp hạng tín dụng

 Ảnh minh họa

Hãng xếp hạng tín dụng Moody’s cảnh báo sẽ hạ cấp xếp hạng tín dụng của Mỹ nếu quốc hội nước này hủy bỏ kế hoạch cắt giảm chi tiêu  mà không thay thế bằng các biện pháp tương đương.

Kết quả đàm phán ngân sách trong khóa họp  lập pháp năm 2013 có ý nghĩa quyết định đối với xếp hạng Aaa của chính phủ Mỹ và triển vọng xếp hạng của nước này. Nếu các cuộc đàm phán dẫn đến sản xuất ổn định và sau đó giảm trong tỷ lệ nợ liên bang trên GDP trong trung hạn, mức xếp hạng tín dụng hiện nay của Mỹ có khả năng sẽ được duy trì và triển vọng của nền kinh tế Mỹ sẽ từ “tiêu cực” chuyển lên “ổn định”.

ĐANG ĐỌC NHIỀU: 

TIN LIÊN QUAN:





Lê Chân (tổng hợp)

Bình luận(0)