100 ngày: Phương Tây ủng hộ được gì cho ông Poroshenko?

Google News

(Kiến Thức) -  Mỹ và châu Âu đón tiếp nồng ấm ông Poroshenko tạm thời mới mang lại cho Ukraine sự ủng hộ về tinh thần.

Ngày 14/9 là đúng 100 ngày tính từ lễ nhậm chức Tổng thống Ukraine của ông Petro Poroshenko. Ông đã nhận cương vị cao nhất trong nước với ý định cương quyết hoàn tất quá trình hội nhập vào châu Âu và lấy lại Crimea đã sáp nhập vào Nga, trở thành nhà phản biện chính của tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong con mắt của phương Tây. Tuy nhiên, sự đón tiếp nồng ấm chính trị từ phía Mỹ và châu Âu tạm thời chưa mang lại cho Kiev những món lợi tài chính.
"Anh hãy lựa chọn đặt cược đi"
Những người tham gia cuộc chơi đã đặt cược vào ông Poroshenko, người rõ là không đi theo Nga. Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi gặp ông Poroshenko đã gọi việc bầu ông là sự lựa chọn thông minh của nhân dân.
Phương Tây dựng ông Poroshenko như tượng đài tương phản với ông Putin. 
Các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây mô tả ông như là chiến sĩ chống “chủ nghĩa đế quốc tấn công từ phía Đông Nga”. Nhà triết học và cũng là nhà văn Pháp Bernar– Anri Levi nhớ lại cuộc gặp đầu tiên với “vua Chocolate” và quá trình biến đổi tiếp theo thành “Tito trẻ tuổi”, người tập hợp những chiến sĩ tình nguyện cho các lữ đoàn quốc tế ở Tây Ban Nha trên các trang báo Huffington Post. Ông Levi viết: “Bị buộc làm tổng tư lệnh, người bảo vệ châu Âu mà ông tin như tin vào chính Ukraine, ông đối chọi với ông Putin, trong lúc rất nhiều người khác lựa chọn cúi đầu và thỏa hiệp. Ông Petro Poroshenko có vị trí chắc chắn trong phòng tranh (trưng bày) những nhân vật vĩ đại, những người làm tôi khâm phục, những người có nét chung là vào thời khắc khi số phận nắm lấy họ thì họ nghe thấy trong bản thân giọng nói mà trước đó không ai hay biết và tìm ra con đường dẫn đến sự vĩ đại”.
Theo quan điểm của những giới chính trị nhất định của châu Âu và Mỹ thì con đường dẫn đến sự vĩ đại cho ông Poroshenko nằm không chỉ trong việc tiệm cận đến các giá trị của châu Âu, mà cả trong sự tách rời khỏi Nga. Tổng biên tập tạp chí Politics First Markus Papadopulos nói trong đàm đạo với RIA Novosti: “Có thể gọi ông Poroshenko là nguy cơ đối với Nga, nhưng không phải là tự ông ta, mà là với sự ủng hộ của Mỹ, cũng như EC. Và với sự ủng hộ đó của Washington và các thủ đô châu Âu khác thì ông ta là mối đe dọa đáng kể cho Nga, bởi vì ông muốn đưa đất nước vào quỹ đạo của phương Tây, đưa Ukraine lại gần với EC, và điều đặc biệt nguy hiểm đối với Nga– với NATO”.
Các phương tiện thông tin đại chúng châu Âu đặt “nền dân chủ Ukraine” đối chọi với “gấu Nga” với sự hài lòng. Ông Papadopulos nhận xét: “Hình ảnh ông Poroshenko hóa ra tích cực hơn hình ảnh ông Putin. Các phương tiện thông tin đại chúng đã làm nên điều đó, đó là một phần công việc của các chính phủ phương Tây. Phương Tây đã quỷ sứ hóa ông Putin và dựng ông Poroshenko thành chiến sĩ vì tự do, bảo vệ đất nước mình”.
Chuyên gia này nói: “Đa số các chính khách châu Âu cho rằng ông Poroshenko là thủ lĩnh chống lại nước xâm lược và cố gắng bảo vệ chủ quyền đất nước mình”.
Sự ủng hộ tinh thần
Quan hệ như vậy của phương Tây với thủ lĩnh Ukraine được củng cố bằng nhiều hành động trưng diễn. Ngay từ trước lễ nhậm chức Poroshenko đã thân chinh đi gặp để thiết lập quan hệ cá nhân với các đồng nhiệp phương Tây. Cụ thể, ngày 04/6 ông đã có mặt ở Varshava tham dự các hoạt động kỷ niệm 25 năm các cuộc bầu cử quốc hội tự do một phần đầu tiên năm 1989, tại đó ông đã gặp tổng thống Ba Lan Bronislav Komorovskiy. Một trong các vị khách mời là 2 ông Obama và Poroshenko đã không bỏ qua cơ hội gặp gỡ. 
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Ukraine Poroshenko. 
Tiếp sau là chuyến đi dự lễ kỷ niệm 70 năm đổ bộ của quân đội đồng minh lên Normandy có dự bữa sáng chính thức long trọng do Tổng thống Pháp đứng tên mời ở lâu đài “Benuvil” cùng với Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ lĩnh Nga Vladimir Putin.
Sau đó, ngày 27/6, lịch hoạt động đối ngoại của người đứng đầu Ukraine được ghi nhận bởi một sự kiện đáng ghi nhớ có ý nghĩa: Ukraine đã dứt khoát ký Hiệp ước về hội nhập với Liên minh châu Âu. Tại Brussels, ông Poroshenko đặt bút ký vào văn bản nhiều trang để tiếp cận dần đến ước mơ của Maiđan ở Kiev và của chính mình.
Không bao giờ lại có nhiều tiền cả
Bây giờ Ukraine phải vượt qua chặng đường dài từ hội nhập đến trở thành thành viên đầy đủ quyền và nghĩa vụ của châu Âu thống nhất, và có thể, đến gia nhập NATO. 
Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của Liên minh Bắc Đại Tây dương, ông Poroshenko đã nhận được lời hứa ủng hộ nhân dân Ukraine của các thủ lĩnh Mỹ và châu Âu. Tạm thời NATO sẵn sàng lập ra bốn quỹ mục tiêu để ủng hộ khả năng quốc phòng của Ukraine, trong đó có lĩnh vực môi trường an ninh mạng, 15 triệu USD được dành cho công việc này. Đồng thời không đáng chờ Liên minh trực tiếp cung cấp vũ khí trang bị và viện trợ quân sự. Chính quyền Mỹ, về phần mình, dành 60 triệu USD cho nhu cầu của bộ Quốc phòng Ukraine, Biên phòng nhà nước và Cận vệ Quốc gia.
Tạm thời trong số những khoản tiền lớn Kiev mới chỉ có thể tính đến khoản 17 tỷ USD của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để ổn định ngân sách. Tiền sẽ được giải ngân theo từng đợt phụ thuộc vào mức độ chính quyền Ukraine thực hiện các cải cách. Tại thời điểm hiện nay IMF đã chuyển cho Ukraine 4,51 tỷ USD. Liên minh châu Âu, về phần mình, đến cuối năm nay sẽ dành cho Kiev khoản tín dụng 510 triệu Euro và trợ cấp trị giá 250 triệu Euro. Ủy ban châu Âu cũng hứa dành bổ sung 2,5 triệu Euro giúp những người bị thiệt hại trong chiến sự ở Ukraine.
 Ukraine vẫn chưa nhận được nhiều lợi ích thực tế từ châu Âu.
Các chuyên gia chỉ ra hai nguyên nhân cơ bản vì sao sắp tới chưa thể chờ những đầu tư tài chính thực sự vào nền kinh tế Ukraine đang chết dần. Thứ nhất, họ đánh giá, Liên minh châu Âu mà theo ý đồ của Mỹ phải trở thành nhà tài trợ chủ yếu thì vẫn chưa giải quyết được các hậu quả của khủng hoảng kinh tế trong đường biên giới của chính mình. Hàng trăm tỷ Euro đã được chi để hỗ trợ các thành viên như Hi Lạp, Hungary, Ireland và những nước khác. Cuộc chiến tranh trừng phạt với Nga chỉ làm tăng thêm xu hướng không thuận lợi.
Một phần do vậy mà đại đa số những người châu Âu bình thường, ví dụ như người Anh, thờ ơ trước những sự kiện xảy ra ở Ukraine và không hiểu được, điều gì thực đang diễn ra ở nước này. Ông Papadopulos nói: “Họ rất đau lòng vì người chết ở Ukraine, nhưng hậu quả của khủng hoảng kinh tế và những khó khăn kinh tế của bản thân buộc họ phải nghĩ về mình, về việc làm, và an ninh của chính mình”.
Do đó Mỹ và EC tạm thời không sẵn sàng khẳng định sự ủng hộ chính trị của mình đối với Ukraine bằng những đầu tư tài chính đáng kể. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra chống Nga chỉ có thể làm thỏa mãn về tinh thần mà thôi.
Ở nhà vẫn chưa yên ổn
Các nhà phân tích châu Âu thừa nhận, là sự dè dặt như vậy của phương Tây không củng cố vị thế của Prroshenko ở trong nước. Ngay từ đầu ông đã công bố mục tiêu chủ yếu của mình là giải quyết khủng hoảng ở Ukraine. Ông đã đưa ra kế hoạch hòa bình và thậm chí tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Nga- bởi vì không ai lựa chọn được hàng xóm. Và bất chấp việc đã hai lần có công bố ngừng chiến ở Ukraine, và lần sau dẫu sao cũng có vẻ duy trì được gần hai tuần, các chuyên gia vẫn nhận định là ông Poroshenko vẫn không thực hiện được nhiệm vụ đã công bố của mình. 
Ông Papadopulos cho rằng: “Người dân Donbass đã không thể kính trọng binh lính Ukraine, các binh sĩ, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thậm chí nếu như Donbass vẫn ở lại trong thành phần Ukraine, thì nó chỉ ở đó hoàn toàn hình thức”.
Báo Pháp Le Mond nhận định, là chiến sự ở Ukraine chỉ tạm thời làm lui lại các yêu cầu cải cách của Maiđan, mà chính Maiđan đã đưa Poroshenko lên nắm quyền lực. Tác giả Benua Vitkin của báo này viết từ Donetsk: “Những yêu cầu của phong trào nhân dân bị đẩy xuống hàng thứ hai do chiến tranh và sự xụp đổ của nền kinh tế Ukraine. Poroshenko phải có mọi nỗ lực có thể có để ổn định tình hình. Bằng không ông sẽ phải đối mặt với “Maiđan thứ ba” sau các cuộc cách mạng năm 2004 và cuối năm 2013”.
Cố vấn chuyên trách của người đứng đầu “Mặt trận Tổ quốc” Pháp, đại biểu nghị viện châu Âu Eimerik Sopad đánh giá, vị thế của Poroshenko phụ thuộc nhiều vào lợi ích của giới thượng lưu tài chính của đất nước. Sopad nói với RIA Novosti: “Khó khăn của ông Petro Poroshenko, cũng như của các thủ lĩnh Ukraine khác là ở chỗ, nếu muốn hiểu ra, liệu ông có thể thực sự độc lập đối với lợi ích tài chính của nhóm tài phiệt, mà nhóm này có quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Nếu ông ta thực sự đủ sức tách ra khỏi những lợi ích tài chính này, ông ta sẽ thể hiện sự thông minh và có được kết luận rõ ràng ai cũng thấy: không có quan hệ với Nga thì Ukraine sẽ không có tương lai. Kiev phải hiểu ra điều này”.
Nguyễn Vũ (Theo RIA Novosti)

Bình luận(1)

Minh Hiền

Long

Nếu Prroshenko muốn theo Mỹ - Nato - Eu để tăng cường sức mạnh quân sự và hơn nữa là để gây mối nguy hiểm an ninh cho Nga thì chắc chắn một điều rằng Nga thà chiếm luôn Ukraina chứ không thể để an ninh quốc gia bị đe dọa bởi kẻ phản phé câu kết với bè lũ giăc phương tây đứng ngay sát nách mình được .