'Trai hư' thời áo trắng được cảm hóa bởi thầy hiệu trưởng già

Google News

Đánh nhau, trốn tiết, uống rượu, làm ồn giờ học... là những dòng phê đầy sổ đầu bài mà thời áo trắng tôi thường xuyên nhận được từ các thầy cô.

Lặng người bên cậu học trò cá biệt, thầy giáo già đầy quyền uy vẫn ngồi nhẫn nại. Ông không nói, chỉ ngồi nhâm nhi ly trà, rít từng hơi thuốc dài, vẻ mặt buồn bã được tô thêm bởi đôi nếp nhăn hằn sâu.
Cuộc gặp bất đắc dĩ kết thúc với khuôn mặt đầy hớn hở của thằng học trò chỉ vừa 17 tuổi. Nó đi ngửa mặt lên trời tự mãn với đám bạn vì vừa làm cho thầy hiệu trưởng "nhiều chuyện" kia phải là người thua cuộc.
Đánh nhau, trốn tiết, uống rượu, làm ồn giờ học... là những dòng phê đầy sổ đầu bài mà hàng tuần các giáo viên đánh giá lại mang cái tên quen thuộc suốt thời áo trắng của tôi. Nó vẫn đến lớp, vẫn ngồi, và vẫn lì lợm như một thằng... du côn!
'Trai hu' thoi ao trang duoc cam hoa boi thay hieu truong gia
Ảnh minh họa. 
Khi mọi việc đã không thể để đi quá xa, ông ngoại bị mời đi họp phụ huynh lần thứ n... Ông chả lạ gì kiểu họp hành này nữa, nghe các thầy cô phàn nàn riết, ông cũng ngại lắm. Nhưng nhìn giấy báo họp để kỷ luật, thương cháu, sáng tinh mơ, ông lên chiếc xe, đạp từng bước, âm thanh cót cét đi xa. Thằng nhỏ có chút hối hận xen lẫn sự sợ hãi, nó trốn chui vào một góc ngồi như nín thở.
Ngoại về, vẫn như thường lệ, không nói nhiều, chỉ bảo học được, nhưng hình như nhà trường đang chuẩn bị đuổi học vì quậy quá. Ngoại thay quần áo, ăn cơm rồi lặng lẽ lên giường nằm gác tay lên trán. Thằng nhỏ ngồi đấy, nhìn đống sách vở, rồi tự nhủ phải thay đổi.
Đầu tuần, sau khi lúi cúi vì bị nêu tên trên trụ cờ, nó đi thẳng lên phòng hiệu trưởng xin gặp. Thầy giáo già vẫn ngồi như tượng đá, nó dõng dạc một tràng liên hồi với những câu hứa cũng như những dòng lệ nóng hổi lăn dài trên má, tuôn trào một cách không thể nào kiểm soát.
Nhìn cậu học trò hằng ngày lì lợm, tự dưng nay bỗng yếu đuối, thầy dập ngay điếu thuốc còn giang dỡ rồi hắng giọng: "Hội phụ huynh đã đồng ý đuổi học em, nhưng sau khi tìm hiểu về nhân thân và gia đình, thầy bảo lãnh cho em được học. Hôm qua thầy có nói với ngoại em “Thằng nhỏ chịu đầy khổ cực rồi. Chắc tại nhà khốn khó, cộng thêm cái tên kỳ quặc làm nó tổn thương. Nếu giờ đuổi học nó, nó lại thành người xấu. Thôi thì để tôi cố gắng cho nó được học. Biết đâu sau này, nó lại là người có ích cho xã hội”".
Mấy năm sau tôi quay lại trường, thầy đã về hưu.
Tri ân, tôi đã đền đáp bằng sự cố gắng của chính bản thân và từ tấm lòng thầy.
Theo Phununews

Bình luận(0)