Trồng chuối làm cảnh trong nhà, một ý tưởng mới cho bạn

Google News

Bỏ qua những chậu hoa, cây xanh thường hay dùng để trang trí trong nhà, bây giờ bạn có thể nghĩ đến ý việc trồng một cây chuối. Nghe lạ đúng không nào.

Ở nhiều quốc gia, loại cây này bắt đầu được sử dụng làm cảnh rồi đấy. Vậy nên, bạn hãy thử làm mới không gian nhà ở của mình bằng loại cây trồng nhiệt đới này xem sao? Chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị lắm đấy. Còn việc trồng và chăm sóc nó như thế nào? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Trước giờ, chuối được biết đến là một trong những loại cây trồng nhiệt đới lâu đời nhất trên thế giới, hiện có hơn 400 loài cây thuộc dòng họ chuối với đặc điểm cơ bản là tán lá rộng, mịn, cạnh uốn lượn đặc thù. Nếu dùng để làm cảnh trong nhà, các bạn nên chọn chuối cảnh thuộc giống Musaceae nhé.
Nếu muốn có một hoặc hai cây chuối làm cảnh trong nhà, bạn hãy lưu ý những điều sau sau:
1. Khi mua chuối kiểng, bạn nên ngắm kích thước của chậu với độ cao của cây cũng như số cây chuối trên mỗi chậu. Do kích thước thân cây nhỏ, tán lá nhỏ nên bạn phải chú ý các lá, lá phải còn nguyên, không bị rách, tia hay bị sâu...
Trong chuoi lam canh trong nha, mot y tuong moi cho ban
Ảnh minh họa. 
2. Hiểu biết về sâu bệnh và các loại bệnh của chuối kiểng: Rệp và công trùng là hai loại xâm nhập cây chuối kiểng nhiều nhất. Ngoài ra, sự xuất hiện các dịch ngọt trên cây là một trong những dấu hiệu cho thấy cây có sự xuất hiện của các con bọ gây ngại. Vào mùa khô, nhiều con nhện đỏ hay xuất hiện trên loại chuối kiểng này.
3. Cây chuối kiểng trồng trong nhà thích nghi với điều kiện nhiệt độ ấm áp hơn, cây không thể chịu được nhiệt độ từ 11,6 – 13,3 độ C. Nên đặt chậu chuối ở nơi có ánh sáng ban ngày nhưng tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
4. Chuối kiểng cũng như bao dòng họ của nó, có tán lá rộng, thoát hơi nước nhiều, tạo nhiều độ ẩm cho không gian, bù lại nó cần được tưới nước thường xuyên hơn.
5. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi tưới không để đất ướt quá nhiều, dễ làm nghiêng cây, rễ cây ngập úng, khó hô hấp rất ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
6. Ngoài giống chuối Musaceae ra, bạn có thể chọn giống Musa "Dwarf Cavendish" và Musa "Tropicana", đây là những loài chuối làm cảnh phổ biến được ưa chuộng nhất. Kích thước của chúng lùn, rất thích hợp cho không gian phòng khách.
7. Bạn cũng nên bón phân cho cây hai tuần một lần để giữ cho chuối luôn khỏe mạnh, xanh tốt.
8. Nếu chuối phát triển mạnh, bạn có thể loại bỏ một số tán lá già cỗi, để cho chồi chuối bên dưới mọc thành cây con.
9. Phần lớn những loại chuối kiểng gần như không đậu quả. Chỉ có giống Cavendish là có khả năng tạo quả nhưng phải mất ba năm mới ra hoa, tạo quả một lần. Khi chuối ra hoa, nên cho cây tiếp xúc nhiều với ánh sáng hơn, nhiệt độ ấm hơn.
10. Thỉnh thoảng, bạn có thể dời chậu chuối kiểng ra ngoài khu vườn nhiều ánh nắng nhưng có lưới râm bảo vệ, thời điểm thích hợp là từ tháng Tư tới tháng Mười. Hoặc cũng có thể với những cây chuối đã phát triển quá lớn, không hợp với không gian nhà ở, bạn có thể làm tương tự theo quy tắc trên. Bạn cũng yên tâm, cây sẽ dần dần thích nghi với môi trường ngoài trời trong thời tiết mùa xuân ấm áp, khi đã thích nghi, cây sẽ phát triển trở lại mà không dễ gì bị cháy lá.
Trên đây là 10 quy tắc nhỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ cho quý bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các tín đồ mê cây cảnh trong nhà, góp phần làm cho không gian nhà ở của mình càng tươi mát, hấp dẫn, thú vị hơn.
Theo Huỳnh Dũng/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)