Kate Sheppard: Huyền thoại đấu tranh cho quyền phụ nữ nhân loại

Google News

(Kiến Thức) - Dù Katherine Sheppard không còn nữa, niềm tin của bà rằng phụ nữ xứng đáng được bình đẳng như nam giới sẽ sống mãi trong trái tim của nhân loại.

“Một người phụ nữ vĩ đại đã mất, nhưng tên bà sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng cho phụ nữ New Zealand, những người đã phải chịu đựng nhiều bất công trong quá khứ" - câu nói này được đọc tại lễ tang của bà Katherine Sheppard (1847 – 1934) nhà hoạt động xã hội đã đưa New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Hành trình trở thành người phụ nữ vĩ đại
Kate Sheppard sinh ngày 10/3/1847 tại Liverpool, Anh. Tên đầy đủ là Katherine Wilson Sheppard, nhưng ngay từ nhỏ bà đã thích dùng tên Kate hơn Katherine. Sinh ra trong một gia đình có học thức, bà được giáo dục đầy đủ và là luôn một nữ sinh nổi tiếng với trí thông minh và tầm hiểu biết hơn người.
Sau cái chết của người cha vào năm 1962, người mẹ đã đưa Kate và hai người anh trai sang định cư tại Christchurch New Zealand. Đến năm 1871, Kate kết hôn với một thương gia Walter Allen Sheppard và có một con trai.
Vốn là một thành viên năng nổ trong Hiệp hội Phụ nữ của nhà thờ, vào năm 1885, Kate Sheppard trở thành đồng sáng lập của Liên đoàn Phụ nữ Công giáo New Zealand, một tổ chức chính trị hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Trong vai trò của một lãnh đạo Liên đoàn, Kate Sheppard đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền bầu cử của phụ nữ. Bà đã dành nhiều công sức để viết dự thảo luật và một cuốn sách về quyền bầu cử của phụ nữ.
Kate Sheppard: Huyen thoai dau tranh cho quyen phu nu cua nhan loai

Bà cũng rất tích cực trong việc vận động hành lang và tổ chức các cuộc gặp mặt với thành viên Quốc hội New Zealand. Năm 1891, thỉnh nguyện thư kêu gọi ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ của bà đã được trình Quốc hội và nhận được sự ủng hộ từ 3 nghị sĩ. Tuy vậy, sự chống đối dành cho bà vẫn là rất lớn.
Không nản lòng, chỉ sau một năm, bà thực hiện lần đệ trình thứ hai trước Quốc hội, với sự ủng hộ mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Đến lần đệ trình thứ ba vào năm 1893, luật về quyền bầu cử cho phụ nữ đã được thông qua thành công, và Kate Sheppard đi vào lịch sử như một nhà đấu tranh tiên phong cho quyền lợi chính trị của phụ nữ.
Thành công của Kate Sheppard đã trở thành động lực cho các cuộc đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ trên khắp thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia sử dụng Anh ngữ như Anh và Mỹ.
Người phụ nữ có kỹ năng lãnh đạo thiên bẩm
Một nhà lãnh đạo giỏi khác với một người bình thường ở chỗ, họ có khả năng tổ chức và dẫn dắt một tập thể đi theo hành trình đã vạch ra và đến được cái đích cuối cùng. Trên phương diện này, có thể nói Katherine Sheppard là một nhà lãnh đạo kiệt xuất.
Với kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời của mình, bà đã hợp nhất được nhiều tổ chức riêng lẻ thành một Liên đoàn hùng mạnh, vận động được sự ủng hộ của người dân và các chính khách, tạo nên một nguồn sức mạnh khổng lồ để đánh bạt các chướng ngại trên đường tới cùng đích của mình.
Kate Sheppard cũng thể hiện một nhãn quan chính trị sắc bén khi đặt ra một mục tiêu rất cụ thể trong số nhiều khía cạnh khác nhau của phạm trù quyền phụ nữ, đó là quyền bầu cử. Bà hiểu rằng, chính trị là yếu tố định hướng cho mọi lĩnh vực của đời sống, và chỉ khi đã có quyền về chính trị thông qua bầu cử, phụ nữ mới có thể giành được các quyền lợi khác về mình.
Kate Sheppard: Huyen thoai dau tranh cho quyen phu nu cua nhan loai-Hinh-2
Ý chí sắt đá khiến mọi đàn ông phải nể phục
Trong suốt cuộc đấu tranh bền bỉ của mình, Katherine Sheppard đã luôn tỏ ra là một người phụ nữ mạnh mẽ, không chấp nhận chùn bước trước mọi khó khăn.
Trong một xã hội mà thân phận phụ nữ bị coi thường, hoạt động đấu tranh cho quyền lợi chính trị của phụ nữ đã khiến bà bị coi như một kẻ “nổi loạn”. Nghị sĩ Henry Wright từng mỉa mai bà: “Hãy về nhà trông lũ trẻ, nấu ăn cho chồng, giặt là quần áo và thực hiện những bổn phận mà tự nhiên đã dành cho phụ nữ. Họ nên từ bỏ ý tưởng can thiệp vào những việc chỉ dành cho đàn ông”.
Dù vậy, các trở ngại dường như chỉ khiến cho Kate Sheppard nỗ lực hơn gấp bội. Và bà đã chứng minh chân lý lịch sử: Con người có thể làm nên điều phi thường bằng ý chí của mình.
Tận tụy đến cuối đời
Dù tuổi cao và luôn bị bệnh tật dày vò, trong những thập niên cuối đời, Kate Sheppard không nghỉ hưu hoàn toàn mà vẫn làm mọi điều có thể cho quyền lợi của những người phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới.
Trong giai đoạn này, bà đã đi rất nhiều nơi, viết vô số bài báo và tổ chức hàng chục cuộc gặp gỡ báo giới với một sự tận quỵ hiếm có.
Vào ngày 13/7/1934, Kate Sheppard qua đời ở Christchurch, New Zealand. Dù bà không còn, niềm tin của bà rằng phụ nữ xứng đáng được bình đẳng như nam giới sẽ sống mãi trong trái tim của nhân loại.
Thanh Bình

>> xem thêm

Bình luận(0)