Rận bẹn tấn công, thức trắng đêm... gãi ngứa

Google News

Những ngày gần đây, khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tiếp nhận nhiều ca bệnh bị rận bẹn đến khám.

Rận chỉ ngứa về đêm
PGS, TS Nguyễn Văn Châu - Viện Sốt rét, ký sinh trung trung ương cho biết, gần đây Viện thường tiếp nhận các bệnh nhân bị rận bẹn tấn công với triệu chứng ngứa. Chủ nhân còn bắt được con rận có hình như trên mạng đăng.
 Rận mu tấn công mi mắt.
Theo sổ lưu trữ lại tại viện, anh Lê Đ. 23 tuổi, trú tại Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội đã đến Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám với triệu chứng về đêm ngứa rát vùng mu rất khó chịu.
Sau khi bị ngứa, anh lo lắng và lên mạng tìm hiểu. Anh đoán nhiều khả năng mình đã bị dính rận mu. Anh đã lần tìm trên mạng biết được thông tin và địa chỉ chữa trị rận mu nên anh đến viện khám và được tư vấn điều trị.
PGS Châu cho biết, sau ba ngày bệnh đã khỏi, anh Đ đã nhắn tin thông báo kết quả và gửi lời cảm ơn. Theo PGS Châu, anh Đ. là trường hợp thứ hai bị rận bẹn tại Phường Thụy Khê, quận Tây Hồ, Hà Nội trong vòng ba tháng nay. Trước đó, ông đã gặp một nam thanh niên khác cũng bị rận mu tấn công.
Con rận mu PGS Châu lưu giữ. 
Trường hợp của anh Nguyễn Thành D. 29 tuổi, chưa có gia đình, làm tại một cửa hàng bán xe máy trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội cũng bị rận bẹn. Anh D. cho biết triệu chứng ngứa xuất hiện hơn một tháng nay nhưng không biết chỗ nào chữa trị.
Một phần vì mặc cảm ngứa vùng kín nên anh D. đã tự mua thuốc về điều trị, tiền mua thuốc tốn kém mà ngứa vẫn hoàn ngứa. Anh D. tìm đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám.
Tại đây, anh D cho biết: rất ngứa về đêm, đã bắt được khoảng chục con giống như con rận bẹn trên mạng. Không chỉ bắt được rận ở vùng kín mà còn bắt được ở cả trên mi mắt.
Không dùng chung chăn, mặc chung quần áo
PGS Châu cho biết rận bẹn có tên khoa học là Phthirus pubis, gây ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 2% dân số thế giới. Loài côn trùng này không có cánh, ký sinh và hút máu cơ thể người, hút nhiều lần trong ngày.
Sau khi hút máu thường để lại những vết thâm đen và chai cứng. Chúng sinh sản rất nhanh (đẻ trứng). Triệu chứng thường gặp là gây ngứa dữ dội, bắt buộc người bệnh phải gãi, nhiễm trùng da…
Loại rận bẹn chỉ gây ngứa về ban đêm, sau khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi, ngủ say. Lúc này rận mới cào cấu da, hút máu gây ngứa ngáy, khó chịu. Về điều trị, theo ông Châu: “Nếu được xác định chính xác, việc điều trị không khó khăn. Nhưng nếu không điều trị dứt điểm, việc gãi ngứa gây trầy xước da có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn".
Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm.
Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt.
Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm.
Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật, nhất là vào mùa nắng nóng.
PGS Châu còn cho biết thêm, rận bẹn còn xuất hiện cả ở trẻ nhỏ. Viện này đã từng tiếp nhận và điều trị cho trẻ 5 tuổi bị rận ở mi mắt.
Theo Khánh Ngọc/ infonet

Bình luận(4)

Minh Hiền

Lan Anh

Nhìn ảnh mà hãi quá!

Minh Hiền

Trần Thinh

Không dùng chung chăn thì sao đây?

Minh Hiền

Đỗ Thuyên

Thế mà ngày nay quần áo hàng thùng đang hot. Mình rất sợ mặc quần áo chung với ai đó. Nhưng nếu trong nhà mà có người bị rận thì cũng khó tránh lây thật.

Minh Hiền

trang Nhung

Xã hội ngày càng phát triển mà lại ngày càng bẩn sao???