Những siêu vi khuẩn trong bệnh viện ai cũng có nguy cơ mắc

Google News

Theo các bác sĩ, trong vi khuẩn vi khuẩn kháng thuốc luôn là vấn đề khó khăn với các bác sĩ điều trị nhất là ở những nơi bệnh nhân điều trị dài ngày, phải đặt ống xông, thở máy, đặt nội khí quản thì nguy cơ nhiễm cho bệnh nhân này rất cao.

TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay có nhiều loại vi khuẩn có tính kháng kháng sinh cao hay còn gọi là siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.
Nhưng siêu vi khuẩn này là các nhóm vi khuẩn gram âm, vi khuẩn ecoli sinh ra men kháng phổ rộng tức là kháng beta lactama phổ rộng.
Ảnh minh họa. 
Ngoài ra, những con vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh và Acinetobacter gần đây nó có tính kháng kháng sinh rất cao. TS Cường cho biết, siêu vi khuẩn acinetobacter cũng thuộc trong các siêu vi khuẩn nhóm kháng sinh này lên tới 70 – 80 %.
Các vi khuẩn tụ cầu khác cũng dễ mắc trong bệnh viện kháng với methicilin rất cao. Các nhóm kháng sinh vancomyxin là nhóm kháng sinh đòi hỏi sử dụng thận trọng, mới ra đời chi phí rất cao.
Kể cả các nhóm kháng sinh mới ra đời như carbapenem được coi là kháng sinh rất mạnh, có tác dụng diệt vi khuẩn cao nhưng ở nước ta kháng sinh này đã bắt đầu bị kháng.
Những vi khuẩn trong cộng đồng người dân mắc phải bị nhiễm trùng thì tỷ lệ kháng thuốc không cao bằng các siêu vi khuẩn trong bệnh viện.
Những người dễ mắc siêu vi khuẩn trong bệnh viện là những bệnh nhân phải nằm viện lâu dù họ chỉ bị các bệnh không lây từ vi khuẩn như đột quỵ, bệnh tim mạch… bệnh nhân phải thở máy, có các thủ thuật can thiệp thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn này rất cao. Những bệnh nhân này nếu mắc thêm siêu vi khuẩn thì khó khăn trong điều trị. Bác sĩ phải kết hợp các loại kháng sinh thế hệ mạnh nhất để tiêu diệt nó nhưng với tình trạng kháng kháng sinh như hiện nay thì nguy cơ không có thuốc chữa vẫn đang hiện hữu. Chi phí điều trị tăng cao, đắt đỏ, có thể mỗi ngày lên tới vài triệu tiền thuốc riêng kháng sinh.
Những con vi khuẩn này quen thuốc ở bệnh viện và ngày càng trở nên nhờn kháng sinh. Để xác định có nhiễm siêu vi khuẩn hay không, TS Cường cho biết những trường hợp phải nuôi cấy những bệnh phẩm từ đờm, dịch phế quản hay từ máu và nằm viện lâu ngày hầu như đều mắc các siêu vi khuẩn trên.
Chính vì thế, các thầy thuốc trong bệnh viện rất sợ vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong khi đó, tình trạng nhiễm trùng bệnh viện ở những khoa hồi sức tích cực, khoa có bệnh nằm lâu, bệnh nặng phải can thiệp nhiều như đặt ống thông, xông tiểu, mở khí quản... đều là can thiệp khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào bệnh nhân.
Theo Bộ Y tế tại Việt Nam, kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Việc tự do mua thuốc kháng sinh ở nhà thuốc khi không có đơn của bác sỹ khá phổ biến. Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.
Hiện vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở lên trầm trọng, đáng báo động, hầu hết vi khuẩn kháng với kháng sinh, nhiều vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh, một số vi khuẩn kháng với tất cả kháng sinh. Ngoài những nguyên nhân kể trên, một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Theo Infornet

>> xem thêm

Bình luận(0)