Những sự thật hiển nhiên khiến chúng ta ngã ngửa

Google News

Đời có lắm điều lạ lùng. Có những thứ tưởng là chân lý nhưng lại không phải và cũng có lắm điều nghe rất tào lao nhưng lại vô cùng đúng.

Khi một người bị sét đánh, trên cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu lạ có hình dạng giống như cây dương xỉ được gọi là "hoa sét đánh".
Nhung su that hien nhien khien chung ta nga ngua
 
Cận cảnh một vụ sét đánh trên bầu trời cho thấy sự tương đồng giữa hình dạng của tia sét với “hoa sét đánh” – hiện tượng lạ xuất hiện trên cơ thể những người từng bị sét đánh mà không chết. Những dấu hiệu này thường có dạng giống như những bông hoa, cành lá tua tủa, nhánh cây dương xỉ hoặc một chiếc lông chim và đặc biệt chúng chỉ xuất hiện trên cơ thể những người sống sót sau vụ sét đánh. Hoa sét đánh đặt theo tên gọi của nhà vật lý học người Đức - Georg Christoph Lichtenberg, người đầu tiên phát hiện và nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này.
Theo lý giải của giới khoa học, khi bị sét đánh trúng, một dòng điện có cường độ rất lớn sẽ đi qua cơ thể người, thậm chí còn nhấp nháy sáng ở dưới da. Lúc này, dưới tác động của dòng diện cực lớn, các mao mạch dưới da sẽ vỡ ra và để lại những vệt hằn có hình giống tia sét đỏ trên da nạn nhân mà chúng ta thấy trên hình. Thông thường, hoa sét đánh có thể tồn tại trên da vài giờ, một số trường hợp là vài ngày hoặc lâu hơn nhưng tất cả đều có điểm chung đó là sẽ tự động biến mất mà không cần y học can thiệp.
Tạm quên đi những quý ông, chính nữ diễn viên Hollywood xinh đẹp và tài năng Hedy Lamarr mới là người đặt nền móng cho WiFi và Bluetooth mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Nhung su that hien nhien khien chung ta nga ngua-Hinh-2
 
Sinh ra tại Úc, Hedy Lamarr là một nữ diễn viên xinh đẹp và tài năng của điện ảnh Mỹ. Cô là gương mặt ăn khách trong nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood, bao gồm cả vai nữ chính trong bộ phim gây tranh cãi - Ecstasy. Cùng với khuôn mặt được ví là “xinh đẹp nhất thế giới” vào thập niên 40 cùng trí thông minh tuyệt vời được thừa hưởng từ dòng máu gốc Do Thái, Lamarr đã khiến cả thế giới phải thay đổi quan niệm rằng phụ nữ chỉ biết làm những việc vặt vãnh. Những phát minh của cô trong Chiến tranh thế giới thứ hai sau đó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin liên lạc và công nghệ viễn thông ngày nay.
Trong Thế chiến II, Lamarr cùng với người hàng xóm, đối tác kinh doanh kiêm nhà soạn nhạc là ông George Antheil đã nảy ra một ý tưởng chưa từng có ai nghĩa tới. Với sáng kiến, họ bắt đầu tìm cách thay đổi tần số vô tuyến của hệ thống điều khiển, để có thể điều khiển được ngư lôi từ xa cùng lúc khiến kẻ thù không thể ngăn chặn. Họ được cấp bằng sáng chế vào ngày 11/8/1942 và được Hải quân Hoa Kỳ trưng dụng mãi 20 năm sau đó. Ngày nay, dựa trên phát minh này, công nghệ thay đổi tần số điều khiển ngư lôi tử xa được mở rộng triển khai và trở thành một tiền đề quan trọng trong công nghệ viễn thông hiện đại, được sử dụng trong điện thoại di động, GPS, Wi-Fi ngày nay.
Năm 1783, hơn 6 triệu người, tức khoảng 0,75% dân số thế giới đã thiệt mạng bởi vụ phun trào núi lửa Laki.
Lakagigar, hay còn được gọi là Laki là tên một ngọn núi lửa nằm ở phía Nam Iceland. Vào ngày 8/6/1783, ngọn hỏa diệm sơn này đã phun trào dữ dội gây ra cái chết của hơn 6 triệu người, tức khoảng 0,75% dân số thế giới. Điều kỳ lạ của thảm họa này là núi Laki không phun trào mà thay vào đó, các vết nứt mở ra ở mỗi sườn núi đã tống đẩy một lượng lớn dung nham nóng chảy phun ra ngoài từ mọi phía. Vụ phun trào của núi lửa Laki kéo dài tới tám tháng với lượng tro bụi và dung nham lan xa tới hơn 14km. Tro bụi từ vụ phun trào theo báo cáo khủng khiếp tới nỗi nó đã khiến toàn bộ phần đất đai kéo dài từ Iceland đến Syria suốt một thời giai dài chìm ngập trong bóng tối.
Dòng dung nham từ vụ phun trào ước tính đã đốt cháy 2.500 km vuông đất. Nó đồng thời cũng đã thải ra 80 triệu tấn axit sulfuric axit vào bầu khí quyển. Gió mang tro bụi núi lửa và axit ra xa, gây ảnh hưởng và ngộ độc lên đất liền và biển. Chỉ riêng tại Iceland, 25% dân số đã chết do đói và khát do mùa màng, nguồn gốc ở đây tại ô nhiễm nặng vì tro bụi núi lửa. Sau nạn đói, thời tiết cũng trở nên khắc nghiệt hơn, không khí độc hại theo gió lan xa hàng trăm cây số và nhiều vùng trên thế giới. Theo báo cáo, vụ thảm họa này đã giết chết 0,75% dân số thế giới.
Con người giống nhau đến 99,99%. Tinh tinh chính là loài có ADN giống người nhất, chỉ khác chúng ta khoảng 1,2%.
Không chỉ vậy, ADN tất cả các chủng tộc người trên thế giới giống nhau tới 99,9%. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh trong rất nhiều cuộc nghiên cứu. Như vậy là dù có khác nhau về mọi thứ như nơi sinh, màu da, ngôn ngữ, giới tính, tích cách… nhưng về cơ bản thì bạn cũng chỉ khác 7 tỷ người trên Trái Đất có 0,1% mà thôi.Năm 1871, theo những tài liệu và dấu vết khảo cổ, nhà tự nhiên học Charles Darwin đã khẳng định Châu Phi chính là “mái nhà chung” của loài người. Kết luận này được ông còn đưa ra những điểm tương đồng giữa con người và tinh tinh - loài linh trưởng gần giống con người nhất ở lục địa đen. Nhiều năm sau, nhận định này trở thành bằng chứng sớm và đúng đắn nhất về nguồn gốc loài người khi các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gen ADN giữa con người với tinh tinh và hầu hết đều có những điểm giống nhau đáng kinh ngạc. Sự khác biệt giữa các bộ mã di truyền giữa con người và tinh tinh chỉ khoảng 1,2%. Người họ hàng gần nhất của tinh tinh là loài khỉ Bonobo cũng sở hữu bộ gen giống người với chỉ số sai khác tương đồng. Một vài nghiên cứu khác về ADN khẳng định người với khỉ đột chỉ có 1,6% khác biệt.
Cuối thế kỷ 19, Chicago đã cho nâng cả tòa nhà để lắp đặt hệ thống cống thoát nước đầu tiên ở Mỹ.
Nằm dọc theo bờ biển hồ Michigan, Chicago vào thế kỷ 19 có độ cao không nhiều so với mực nước biển. Lúc bấy giờ, có rất ít hoặc không có cơ sở thoát nước được xây dựng mà nước thải chỉ đơn giản sẽ xả thải thẳng ra sông, hồ và biển mà không qua xử lý. Việc thiếu hệ thống thoát nước riêng biệt ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm gây ra những mùi hôi khó chịu và nhiều dịch bệnh. Trong những năm cuối thế kỷ 19, đứng trước thực trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và lợi ích y tế cộng đồng, các kỹ sư của thành phố đã phải lên kế hoạch xây dựng một hệ thống thoát và xử lý nước thải riêng biệt. Làm thế nào để lắp đặt hệ thống này trong khi lúc này các tòa nhà cao tầng đã mọc lên ở hầu khắp thành phố? Đây thực sự là một bài toán nan giải với các kỹ sư Chicago.
Sau một thời gian chuẩn bị, phương án xây dựng hệ thống cống thoát nước vô cùng lạ đời và độc đáo được đưa ra đó là: Các tòa nhà sẽ được các công nhân nâng lên, cố định vào các trụ cắm được đặt ở phía dưới từ đó tạo ra một khoảng trống cần thiết để lắp đặt hệ thống đường ống và cống thoát nước bên dưới.
Năm 1858, ở góc phía đông bắc phố Radolph Street và Dearborn, tòa nhà đầu tiên đã được nâng lên để xây dựng hệ thống cống thoát nước Chicago. Nó đã được gác lên trên 200 bệ đỡ chắc chắn. Để hoàn tất công việc lắp đặt cống thoát nước thải, nhiều tòa nhà tại Chicago cũng được di dời từ nơi này đến nơi khác theo cách trên. Hệ thống cống thoát nước đầu tiên này của Mỹ tiếp tục thi công đến những năm 1860 mới hoàn tất.
Cảm biến vân tay ID trên iPhone của Apple có thể phân biệt vân tay giữa người sống và người chết, thậm chí nó còn nhận dạng được dấu vân tay từ một ngón tay bị đứt lìa.
Nhung su that hien nhien khien chung ta nga ngua-Hinh-3
 
Sử dụng dấu vân tay để mở khóa điện thoại là một tính năng có sẵn trên hầu hết các đời điện thoại thông minh hiện đại. Nhưng điều làm cho một chiếc iPhone trở nên khác biệt và đáng tiền là nó có thể nhận ra ngón tay của người chết. IPhone sử dụng loại cảm biến điện dung được kích hoạt khi có điện tích chạy qua, một loại điện tích chỉ có thể phát ra ở cơ thể người sống. Cũng theo cách này, tính năng cảm biến vân tay của iPhone sẽ không mở khóa thiết bị nếu bạn để một ngón tay bị đứt lìa vào màn hình. Như vậy, trừ phi được chính chủ điện thoại đồng ý thì không ai có thể mở khóa một chiếc iPhone cho dù có sở hữu một ngón tay bị đứt lìa của họ. Tuy có phần rùng rợn nhưng đó cũng là điểm nhấn của hệ thống an ninh trên các thiết bị của Apple so với các hệ điều hành khác.
Theo Quỳnh Dao/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)