Vì sao vạn con cá lóc ở Cần Thơ có thể nhảy múa trên mặt nước?

Google News

Liên quan đến thông tin “Anh nông dân Cần Thơ gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước”, phóng viên đã tìm hiểu về kỹ thuật “có một không hai” trên.

Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (khu vực cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) là người nuôi, huấn luyện hơn 20.000 con cá lóc bay trên mặt nước cho biết, để làm được điều kỳ lạ trên, anh phải chọn nguồn cá lóc giống tốt. Nguồn này phải lấy từ đầu nguồn nước ở thị xã Châu Đốc (An Giang).
 Cá lóc bay khỏi mặt nước “như khiêu vũ, như múa” do anh Tín huấn luyện.
Không chỉ dừng lại ở khâu chọn giống, anh Tín thông tin thêm: “Để cá có thể bay lên mặt nước và bay được nhiều lần trong ngày, ngay từ khi cá còn nhỏ, tôi phải tập dần và bắt đầu bằng sự háo ăn của chúng. Tôi nhử chúng từ một vài viên thức ăn công nghiệp, để kích thích cá con tập hợp lại. “Cá bay được tức phải khoẻ, muốn vậy tôi phải tìm được nguồn cá giống tốt và phải có tính di truyền cao từ cá bố mẹ. Theo tôi tìm hiểu thì những con cá khoẻ mạnh từ hạ nguồn lúc nào cũng muốn bơi ngược dòng nước về đầu nguồn nên tôi chọn nơi sản xuất cá lóc giống là Châu Đốc để mua” – anh Tín chia sẻ.
Đàn cá của anh Tín có thể bay lên khỏi mặt nước bất cứ thời gian nào, nhưng thời điểm bay cao nhất là buổi chiều mát. 
Sau khi tập hợp lại, với những hiểu biết về loài cá này qua 20 năm trong nghề, tôi tìm cách nhử cho một vài con bay lên và những con này sẽ ăn được thức ăn. Các con khác thấy vậy dần dần sẽ bay theo và trở thành thói quen hằng ngày”.
Sau thời gian huấn luyện, đàn cá của anh Tín đã khoảng 100 ngày tuổi và biết bay lên mặt nước cách đây hơn 2 tháng. Theo anh Tín, ban đầu mới biết bay, đàn cá rất sợ khi thấy người đến. Tuy nhiên, do anh kiên trì luyện tập, giờ đây, đàn cá đã “không còn sợ người” và bay bất cứ lúc nào trong ngày, kể cả khi chủ không dùng thức ăn để nhử.
 Đến thời điểm này, anh Tín đã huấn luyện đàn cá của mình bay lên từ 4-5 tấc (tương đương 40-50cm). Theo dự định ban đầu, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 tới, anh sẽ xuất bán nhưng do thành công trong huấn luyện cá bay nên gia đình quyết định sẽ giữ lại cho bà con tham quan.
“Nó bay bất cứ lúc nào trong ngày, thay vì chui xuống đất, trốn đi khi thấy người đi qua trên bờ hoặc bơi ghe ngang thì đàn cá lại tập hợp lại, bay lên như nhảy múa chào khách thay chủ. Ở khu vực cồn Sơn mà tôi đang sinh sống có nhiều người nuôi cá lóc nhưng chỉ có mình tôi nuôi trong vèo. Kỹ thuật huấn luyện cá bay lên mặt nước do tôi nghĩ ra với mục đích giải trí chứ không học hỏi ai” – anh Tín nói.
Theo Huỳnh Xây/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)