Tung 2.500 tỷ mua sắm, đại gia TGDĐ lộ tham vọng ông trùm

Google News

Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài dần hé lộ đích ngắm trong chiến dịch tỷ USD tiếp theo nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục dậy sóng và lên đỉnh cao mới cho dù hàng loạt các cổ phiếu trụ cột giảm điểm. Nhóm cổ phiếu mid-cap, trong đó có nhóm dược phẩm đồng loạt tăng mạnh, giúp thị trường tiếp tục đi lên.
Thông tin Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài đang rốt ráo tìm kiếm chuỗi bán lẻ dược phẩm để mua lại đang hâm nóng nhóm cổ phiếu vốn có lợi nhuận rất cao nhưng giá cổ phiếu “trơ lì” ở mức thấp trong nhiều năm qua.
Theo kế hoạch, Thế Giới Di Động đã tăng ngân sách đầu tư vào hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) từ 500 tỷ đồng lên thành 2,5 ngàn tỷ đồng. MWG đã chốt mua Trần Anh để mở rộng mạng lưới bán lẻ điện máy.
Tung 2.500 ty mua sam, dai gia TGDD lo tham vong ong trum
 
Riêng nhóm dược phẩm, một số cái tên đã được đề cập tới như chuỗi Phúc An Khang, Mỹ Châu, Phano, Pharmacity… Trong đó, Phúc An Khang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất với quy mô hợp lý và đang gặp vấn đề về tốc độ mở rộng mạng lưới - một thế mạnh của MWG.
Hiện tại, MWG đang dẫn đầu thị trường bán lẻ thiết bị di động. Tuy nhiên, tỷ trường có quy mô 3,8 tỷ USD (theo dự báo cho 2017 của GFK) này bắt đầu có dấu hiệu bão hòa. Trong khi đó, thị trường dược phẩm còn nhiều tiềm năng.
The ước tính của BMI, giá trị ngành dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 4,7 tỉ USD năm 2016 với hàng chục ngàn nhà thuốc tư nhân đang hoạt động. Thị trường trường này còn khá manh mún và có tiềm năng phát triển lớn.
Mặc dù tham vọng rất lớn và có dòng tiền dồi dào, Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài cũng đối mặt với những rủi ro trong quá trình triển khai chiến lược “nhanh nhất” áp dụng cho mảng thiết bị di động sang các lĩnh vực khác như điện máy.
Sau khi công bố kế hoạch thâu tóm Trần Anh, Thế Giới Di Động đã có những bước thay đổi đầu tiên, tập trung vào mảng nhân sự. Tuy nhiên, MWG gặp khó khăn khi lượng bán hàng của Trần Anh suy giảm. Số lỗ sau kiểm toán quý 3 của Trần Anh tăng từ 4,9% lên 11,7 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch 15/11, nhiều cổ phiếu trụ cột trên TTCK quay đầu giảm điểm như: Sabeco, Vincom Retail, GAS, Masan, Vietinbank, BIDV… Đây đều là những cổ phiếu đầu tàu kéo thị trường liên tiếp lập đỉnh và vượt ngưỡng 880 điểm vừa qua.
Mặc dù quay đầu giả, nhưng TTCK chứng kiến dòng tiền khá mạnh, lan tỏa vào các nhóm cổ phiếu khác trong đó có dược phẩm, bất động sản, xây dựng, thép… với các mã như Hòa Phát, Hoa Sen… tăng trở lại.
Các cổ phiếu ngành dược phẩm tăng mạnh như: IMP, DHG, DHT, PME, DVN, DMC…
Về tổng thể, thị trường chứng khoán được đánh giá có triển vọng dài hạn vẫn khá tích cực. Quy mô và chất lượng sẽ còn tăng mạnh và đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Theo BVSC, dòng tiền vẫn đang xoay vòng mạnh giữa các nhóm cổ phiếu nhưng nhiều khả năng sau chuỗi phiên tăng điểm dài liên tiếp, chỉ số VN-Index sẽ sớm có sự điều chỉnh.
Theo SHS, VN-Index có thêm một kỷ lục mới về chuỗi tăng điểm liên tiếp với 9 phiên. Dòng tiền có sự lan tỏa rõ rệt hơn giữa nhiều nhóm ngành khác nhau, mà tiêu biểu có thể kể đến như bất động sản - xây dựng, thép, dược phẩm. Điểm tích cực có thể quan sát được là việc dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại nhóm vốn hóa vừa giúp cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trở nên khả quan hơn. Trên góc nhìn kỹ thuật, việc chỉ số tiếp tục có mức cao mới tại 884,83 điểm cho thấy xu hướng tăng có thể tiếp tục tiếp diễn, tuy nhiên đà tăng ngắn hạn có thể bị thử thách trong phiên tới.
Dự báo, trong phiên giao dịch 16/11, VN-Index có thể điều chỉnh trở lại để chỉ số tiến hành retest ngưỡng tâm lý gần nhất tại 880 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11, VN-index tăng 1,69 điểm lên 882,59 điểm; HNX-Index tăng 0,42 điểm lên 107,048 điểm. Upcom-Index tăng 0,22 điểm lên 52,88 điểm. Thanh khoản đạt 245 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt hơn 7,3 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.
Theo H. Tú/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)