Ông Trầm Bê ở đâu giữa “tâm bão Sacombank“?

Google News

(Kiến Thức) - Tại ĐHCĐ thường niên ngân hàng Sacombank vừa diễn ra, nhiều cổ đông đã lớn tiếng chất vấn: ông Trầm Bê đang ở đâu khi thấy đại gia này vắng bóng bí ẩn.

Bức xúc trước kết quả kinh doanh bết bát trong những năm gần đây của Sacombank và cho rằng nguyên nhân trực tiếp là do việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank (một quyết định trực tiếp liên quan đến ông Trầm Bê), tại ĐHCĐ thường niên ngân hàng Sacombank vừa mới diễn ra 30/6, nhiều cổ đông đã lớn tiếng chất vấn đòi hỏi ông Trầm Bê phải giải trình về việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank.
Ong Tram Be o dau giua "tam bao Sacombank"?
Ông Trầm Bê (trên) cùng 3 con ở Sacombank. Ảnh: Tiền Phong. 
Trước khi ông Trầm Bê xuất hiện, Sacombank nằm dưới sự quản lý của ông Đặng Văn Thành. Thời điểm này, Sacombank được đánh giá là ngân hàng thuộc nhóm tốt nhất thị trường, có tình hình tài chính tốt và kinh doanh có lãi.
Sau vụ thâu tóm Sacombank của ông Trầm Bê, xét trên một số khía cạnh, ngân hàng này vẫn tiếp tục đà phát triển thêm khoảng 3 năm nữa. 
Những dấu hiệu tụt dốc của Sacombank chỉ được nhận diện rõ ràng từ tháng 10/2015, khi sáp nhập thêm Southern Bank. Mặc dù không nhận được sự đồng thuận của đa số các cổ đông, ông Trầm Bê quyết định sáp nhập Southern Bank vào Sacombank. Việc phải gánh hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu của Southern Bank đã khiến cho cổ phiếu trước khi sáp nhập "cao chót vót" thì nay "thấp lè tè". Cũng kể từ khi sáp nhập, Sacombank không chia cổ tức cho cổ đông. Thêm nữa, trước sát nhập, nợ xấu STB chỉ có 1,8 thì nay tăng gấp nhiều lần. Rủi ro tăng gấp đôi, lợi nhuận giảm dần.
Trước khi thực hiện thương vụ thâu tóm Sacombank đầy bí ẩn, ông Trầm Bê là một đại gia có tiếng ở Sài thành. 
Theo Dân Việt, giống như cách làm giàu của bầu Đức - đi lên từ việc khai thác tài nguyên gỗ. Sau 10 năm tích lũy tài chính cũng như kinh nghiệm từ sản xuất kinh doanh và chế biến lâm sản, ông đã nhảy vào thị trường bất động sản bằng việc đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999). Vào thời kỳ này, việc đầu tư bất động sản khá dễ dàng, quỹ đất còn nhiều cộng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang ở mức cao. Nhờ đó, BCCI đã không ngừng ăn nên làm ra.
Sau khi đầu tư vào BCCI, Trầm Bê nhắm tới với việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Triều An. Việc xây dựng bệnh viện lúc này sẽ nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước và đặc biệt là thị trường này vẫn còn bỏ ngỏ. Với việc đón trăm nghìn lượt điều trị nội trú, thực hiện hàng chục nghìn ca phẫu thuật mỗi năm, nguồn thu từ bệnh viện Triều An là rất lớn. 
Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (2002- 2004) đã chiếm lĩnh 100% thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam. Mãi cho đến năm 2009, thế độc quyền này mới mất đi. 
“Mặc dù giá chiếu xạ thanh long do công ty này đưa ra cao gấp 4 lần so với giá chiếu xạ thanh long tại Thái Lan, nhưng các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận”. Báo Dân Việt dẫn lời ông Nguyễn Thuận, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết. 
Ông Trầm Bê đã tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004. Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt đỉnh điểm vào năm 2007 với doanh thu đạt trên 1.000 tỉ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỉ đồng. 
Sau khi hoạt động của ngân hàng mẹ đã đi vào ổn định, Ngân hàng Phương Nam đã cho ra đời 2 “đứa con” là Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS). 
PNS được xếp vào hạng các công ty chứng khoán nhỏ, hoạt động kinh doanh theo trào lưu nhưng có chiến lược kinh doanh hợp lý, quản trị rủi ro khá tốt. Đặc biệt, trong năm nay, khi lần đầu tiên lọt vào top 10 thị phần môi giới tại sàn HoSE, PNS đã giữ ngay vị trí thứ tư ở quý II với thị phần 6,2%. 
Mặc dù các công ty trong lĩnh vực tài chính có sự tham gia đầu tư của ông Trầm Bê đều đang hoạt động khá ổn định, nhưng tất cả đều không đứng trong nhóm dẫn đầu thị trường. Chẳng hạn, Ngân hàng Phương Nam chỉ được xếp vào nhóm 2. Có lẽ, đó chính là nguyên nhân hối thúc ông Trầm Bê thực hiện vụ thâu tóm Sacombank. Ở thời điểm đó, Sacombank có vốn điều lệ lớn thứ 7 trên tổng số 101 ngân hàng trên cả nước và hệ thống mạng lưới giao dịch chỉ đứng sau 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. 
Ong Tram Be o dau giua "tam bao Sacombank"?-Hinh-2
Ông Trầm Bê và Southern Bank được coi là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sa sút của Sacombank. Ảnh Vietnamnet. 
Tuy nhiên với rất nhiều những lùm xùm xảy ra trong quá trình nắm giữ Sacombank, cuối tháng 2/2017, cha con ông Trầm Bê - Trầm Khải Hòa đã quyết định từ nhiệm cương vị hội đồng thành viên của ngân hàng này.
Trước đó, Năm 1999, sau 17 năm gắn bó, ông Trầm Bê cũng đã rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) từ tháng 8/2016. 
Dứt duyên với ngành ngân hàng và bất động sản, tuy nhiên gia đình ông Trầm Bê vẫn còn những khoản đầu tư giá trị tại những lĩnh vực khác. Công ty cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Triều An đang có vốn điều lệ 590 tỷ đồng. Ông Trầm Bê đang sở hữu 9 triệu cổ phiếu tương đương 15,25% vốn điều lệ và là cổ đông lớn thứ 3 trong danh sách cổ đông sáng lập còn sở hữu cổ phần. 
Một đơn vị khác là Công ty Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) cũng là một trong số doanh nghiệp do gia đình ông Trầm Bê còn sở hữu. Ngoài ra, đại gia gốc Trà Vinh vẫn đang giữ vai trò quan trọng tại Công ty cổ phần Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn. 
Lê Nguyễn

>> xem thêm

Bình luận(0)