Nơi nào sinh ra nhiều người giàu nhất Việt Nam?

Google News

Theo thống kê, 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2016 nắm giữ tổng tài sản lên tới 167.362 tỷ đồng.

Noi nao sinh ra nhieu nguoi giau nhat Viet Nam?
 
2 người giàu nhất Việt Nam có hơn 64.000 tỷ đồng
Kết thúc năm 2016, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 được công bố.
Theo thống kê, 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2016 nắm giữ tổng tài sản lên tới 167.362 tỷ đồng, tương đương hơn 7 tỷ USD.
Riêng 2 người giàu nhất và cũng là 2 tỷ phú USD của Việt Nam hiện nay đó là ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) và ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) có tổng giá trị tài sản lên đến hơn 64.000 tỷ đồng, chiếm 38%.
Ở vị trí thứ ba trong top 500 người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát với tổng tài sản là 7.953 tỷ đồng.
Xếp thứ 4 trong danh sách này là Chủ tịch Tập đoàn Novaland Bùi Thanh Sơn với tổng tài sản 7.953 tỷ đồng.
Phụ nữ nắm giữ 32.673 tỷ đồng
Danh sách 500 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay tiếp tục ghi nhận sự áp đảo của các nam giới so với nữ giới. Trong khi tỷ lệ nam là 343 người (68%) thì tỷ lệ nữ là 157 người (32%).
Noi nao sinh ra nhieu nguoi giau nhat Viet Nam?-Hinh-2
 
Ở top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, tỷ lệ nam nữ được chia đều với tỷ lệ 5 - 5.
5 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán năm 2016 đó là bà Phạm Thu Hương, Phạm Thuý Hằng, Trương Thị Lệ Khanh, Lê Thị Ngọc Diệp và Vũ Thị Hiền.
Những người này đang nắm giữ tổng số tài sản lên tới 15.000 tỷ đồng.
Bà Phạm Thu Hương là vợ ông chủ tập đoàn Vingroup, hiện nắm giữ tổng tài sản 4.723 tỷ đồng. Bà Phạm Thúy Hằng - em gái ông Vượng có số tài sản là 3.154 tỷ đồng. Hai người này đang xếp 5 và 6 trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn với tổng tài sản là 2.634 tỷ, xếp vị trí thứ 7.
2 vị trí còn lại, thứ 9 và 10 thuộc về vợ của hai đại gia khác trên sàn chứng khoán là ông Trịnh Văn Quyết (FLC) và ông Trần Đình Long (Hòa Phát).
Nếu như vợ ông Trịnh Văn Quyết, bà Lê Thị Ngọc Diệp, có số tài sản là 2.314 tỷ đồng và xếp ở vị trí thứ 9 thì bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) xếp ở vị trí thứ 10 với 2.312 tỷ đồng.
Nơi nào sinh ra người giàu nhiều nhất Việt Nam?
Điểm khá thú vị trong danh sách này đó là nơi sinh của những người giàu nhất Việt Nam.
Theo thống kê tổng số 256/500 người có xác định rõ quê quán thì số lượng người giàu sinh ra tại Hà Nội chiếm "áp đảo" với 45 người. Tổng tài sản nắm giữ của 45 người này là gần 45.800 tỷ đồng, chiếm 27,3%.
Có 3 trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán đến từ Hà Nội và cùng trong một gia đình, đó là ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương - vợ ông Vượng và bà Phạm Thuý Hằng - em gái ông Vượng.
Bà Nguyễn Hoàng Yến là vợ của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (MSN); ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát; Tổng giám đốc tập đoàn FPT Bùi Quang Ngọc... cũng là những "đại gia" đến từ Hà Nội.
Thứ hai là TP.HCM với 42 người, tổng tài sản là gần 7.000 tỷ đồng, chiếm 4%. Tiếp đến là Nam Định (13 người), Bình Định (11 người); Tiền Giang (9 người); Hải Phòng (9 người); Bắc Ninh (5 người), An Giang (4), Vĩnh Phúc (4), Đà Nẵng (3), Thanh Hoá (4), Hà Tĩnh (2), Nghệ An (2)...
Ông Trịnh Văn Quyết - người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016
Trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016, phải kể tới một nhân vật khá đặc biệt, đó là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Nếu như năm ngoái, vị trí của ông Quyết trên bảng xếp hạng là thứ 28 thì năm 2016, ông đã giành ngôi vị thứ nhất.
Từ đầu tháng 9 năm nay, tài sản của ông Quyết đã liên tục tăng sau khi đưa cổ phiếu ROS lên trên sàn HOSE. Ngày 11/11/2016 là cột mốc quan trọng với sự nghiệp của đại gia này khi ông đã trở thành người giàu số 1 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại Vĩnh Phúc, khởi nghiệp từ lĩnh vực luật sư, tư vấn đầu tư, sau đó là kinh doanh thương mại và bất động sản.
Với hàng loạt dự án bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu công nghiệp… khắp cả nước, tổng giá trị các dự án mà FLC đầu tư được Savills định giá tới trên 3 tỷ USD (khoảng hơn 66.000 tỷ đồng).

Theo BizLive

>> xem thêm

Bình luận(0)