Liều lĩnh trồng “cây của hiếm”: Tưởng khó nhằn mà lại ngon ơ

Google News

Anh Lê Mạnh Quy ở xã Quảng Minh, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) liều lĩnh đưa “của hiếm” trong rừng là cây trà hoa vàng về trồng đại trà trên đất đồi nhà mình.

Trước khi “bén duyên” với cây trà hoa vàng, anh Quy từng là chủ 1 doanh nghiệp xây dựng có tiếng, đã từng thi công nhiều công trình khắp mọi miền đất nước. Năm 2013, anh Quy nghe báo đài nói nhiều đến giá trị dược liệu của cây trà hoa vàng và huyện Hải Hà quê anh cũng đang có loại cây này.
Lieu linh trong “cay cua hiem”: Tuong kho nhan ma lai ngon o
 Anh Quy có lợi ích kép từ trồng trà hoa vàng xen lẫn cây hòe
“Ngày trước trà hoa vàng sống đầy ở trong rừng sâu, nhưng mấy năm nay đang bị bà con huyện Hải Hà ráo riết săn lùng, đào bán sang Trung Quốc nên trở thành “của hiếm”. Trăn trở với loài cây dược liệu quý có nguy cơ bị tận diệt, tôi quyết định bỏ nghề xây dựng về quê mua đất tìm cách trồng, khôi phục lại giống cây dược liệu này”, anh Quy thổ lộ.
Lieu linh trong “cay cua hiem”: Tuong kho nhan ma lai ngon o-Hinh-2
Cây trà hoa vàng thường cho thu hoạch sau 2 – 3 năm chăm sóc, thời gian thu hái hoa từ tháng 10 đến tháng 2 Âm lịch trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Ảnh: TL 
Dẫn chúng tôi thăm vườn trà hoa vàng, cây nào cây nấy đều xanh bóng, khỏe mạnh, anh Quy hài hước kể. lúc anh quyết định mua lại 3 ha đất đồi hoang hóa để đầu tư 3 tỷ đồng trồng trà hoa vàng, vợ anh suýt “nổi đóa”, còn hàng xóm thì ai cũng bảo dở hơi, khùng.
“Mà cũng đúng, lúc đầu đưa trà hoa vàng từ rừng sâu về trồng trên đất đồi nhà, tôi gặp khó khăn trăm bề. Cây quý bạc triệu chết thành củi khô nhiều không kể xiết. Nhiều ngày tôi ăn ngủ bên đồi trà hoa vàng này chỉ để nghĩ cách chăm cây. Đến giờ cả đồi trà hoa vàng đều bật rễ xanh tốt, khỏe mạnh tôi mới thở phào nhàn nhã”.
Lieu linh trong “cay cua hiem”: Tuong kho nhan ma lai ngon o-Hinh-3
Do cây hòe còn nhỏ, chưa tỏa tán nhiều nên về mùa hè nắng nóng anh Quy còn dùng lưới đen che thêm cho cây trà hòa vàng. 
Theo anh Quy, cây trà hoa vàng vốn sống ở trong rừng sâu và ưa bóng râm. Hiểu cây, cùng với đầu tư cả vài chục tấn phân chuồng cho đất màu mỡ, anh Quy cò trồng cây hòe xen lẫn trà hoa vàng.
Anh Quy phân tích: “Trồng xen canh thế này có 2 cái lợi. Cây hòe chịu được nắng nóng, tỏa tán rộng, hấp thu ít chất dinh dưỡng, thích hợp để tạo độ che phủ tốt cho cây trà hoa vàng. Thứ 2 là lợi về thu nhập. Trà hoa vàng phải trồng từ 3 – 4 năm mới cho thu hoạch. Thời gian ấy, nếu không tính toán “lấy ngắn nuôi dài” sẽ rất khó khăn. Cây hòe chỉ cần trồng 1 năm là cho thu hoạch. Hiện, 1.800 gốc hòe của gia đình tôi đã cho nhập hơn 200 triệu đồng/năm”.
Đến nay, anh Quy đã đã phát triển quy mô vườn trà hoa vàng lên hơn 10.000 cây giống huyện Hải Hà và hơn 10.000 gốc lấy giống từ huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Một số cây trà hòa vàng đã cho thu bói. Dự kiến, sau 1 năm nữa đồi trà hoa vàng của gia đình anh Quy sẽ cho thu hoạch đại trà.
Theo Đức Thịnh/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)