Bí ẩn hai hài cốt nữ trong lăng mộ Tào Tháo (2)

Google News

Vì sao hai người phụ nữ ấy lại xuất hiện trong mộ? Nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của các "giai nhân" là gì?

(Kienthuc.net.vn) - Vì sao hai người phụ nữ ấy lại xuất hiện trong mộ? Nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của các “giai nhân” là gì? Hàng loạt câu hỏi vẫn còn là ẩn số chưa lời giải.

Kỳ hai: Ẩn số về cái chết của hai “giai nhân”
 
Kỳ trước, danh tính của hai hài cốt nữ bí ẩn chôn cùng trong mộ Tào Tháo đã được nhà khảo cổ Lưu Khánh Trụ và tác giả Nghê Phương Lục đề cập tới. Theo đó, chuyên gia Lưu Khánh Trụ nhận định, bộ hài cốt của người phụ nữ hơn 50 tuổi rất có thể là Biện hoàng hậu.

Trong bài viết liên quan tới vấn đề này được đăng tải trên trang Ifeng.com với nội dung trích ra từ cuốn “Tam quốc đại mộ” (do Nhà xuất bản Nhân Dân Giang Tô xuất bản tháng 6/2010), tác giả Nghê Phương Lục cho rằng, điều khiến bạn đọc tò mò và hứng thú hơn cả, có lẽ không nằm ở hài cốt nam được phát hiện trong mộ, mà chính là hai “giai nhân” bí ẩn kia.
 
Ngoài sự thực về danh tính, nguyên nhân cái chết của các hài cốt nữ cũng là ẩn số khó giải với giới khoa học. Tác giả Nghê đặt ra vấn đề: “Vì sao hai người phụ nữ ấy lại xuất hiện trong mộ thất? Lẽ nào họ đã tự sát, đã vì tình mà hy sinh cả tính mạng?”.

Theo ông, trong quá trình khảo cổ, giới chuyên gia đã phát hiện thấy, trên xương cốt của cả hai người đều có đốm màu, không giống với cái chết thông thường mà vô cùng kỳ quặc.

Di cốt bình thường có sắc vàng, nhưng theo những gì mà các nhân viên khảo cổ tại hiện trường đã tiết lộ với giới truyền thông, hai hài cốt nữ được tìm thấy trong mộ, một bộ có màu sắc bình thường, bộ còn lại có dấu hiệu khác thường. Màu sắc xương sọ của bộ hài cốt dị thường là xanh lục, vùng xương chậu cũng có hiện tượng tương tự. Riêng bộ hài cốt còn lại, phần xương sọ và xương tay chân có màu vàng nhạt bình thường.
 
Cùng một môi trường mai táng, vì sao hai bộ hài cốt lại xuất hiện màu sắc khác nhau tới vậy? Ông Nghê nhận định, thông thường, những người bị trúng độc nặng, sau khi chết, trên xương cốt thường xuất hiện màu sắc dị thường, hoặc đen hoặc xanh. Vì vậy, thông tin về “sắc xanh” trên bộ hài cốt trong mộ Tào Tháo, có lẽ ẩn chứa một sự thực lịch sử vô cùng thảm thương.

Năm 2007, một phát hiện khảo cổ đã từng gây chấn động toàn Trung Quốc. Vào ngày 1/7 năm ấy, công tác khai quật khảo cổ mộ táng Đông Chu, huyện Tĩnh An, tỉnh Giang Tây chính thức được tiến hành. Có tới 47 cỗ quan tài bằng gỗ đã xuất lộ. Trong đó, 11 bộ di cốt xuất hiện tinh thể màu xanh lục, có dạng hình thoi nhỏ dài, dài nhất cũng tới 8,5 cm. Màu sắc của các tinh thể này đậm nhạt khác nhau và chúng phân bố tương đối rộng, có cả ở xương đầu gối, xương sọ lẫn chân răng…của di cốt.

Đó là lần đầu tiên giới khảo cổ Trung Quốc phát hiện ra hiện tượng này. Lúc ấy, những chuyên gia có mặt tại hiện trường đều không tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Về sau, qua giám định và các luận chứng, họ mới đưa ra quan điểm cho rằng: Không lâu trước khi chết, những người trong mộ đã cùng ăn cơm, nhưng thức ăn của họ có lẫn thuốc độc. Sau khi chết vì trúng độc, những người này được an táng tập thể. Trong đó, có thể giám định được giới tính của các di cốt đều là nữ với độ tuổi trung bình là 20. Trong khoảng thời gian hơn 2.000 năm, thuốc độc đã biến đổi hóa học, hình thành nên dạng tinh thể kỳ dị như trên đã trình bày. Tuy nhiên, cái chết của các cô gái trong ngôi mộ tập thể ấy là do người khác rat ay sát hại, hay đơn thuần chỉ là một hành động tự sát tập thể? Những câu hỏi ấy vẫn còn là ẩn số chưa lời giải.

Trở lại với hai “giai nhân” bí ẩn trong lăng mộ được cho là của Tào Tháo, tác giả Nghê Phương Lục nhận định, bộ hài cốt có màu sắc dị thường kia có nhiều khả năng là chết sau khi uống thuốc độc. Nếu người phụ nữ ấy vì Tào Tháo mà muốn được chôn cùng, thì hiện tượng xương cốt có sắc xanh lục là điều rất dễ lý giải: hoặc là nàng ta tự nguyện uống thuốc độc, hoặc đã bị ép uống độc dược mà chết. Chuyện như vậy, quả có tồn tại trong lịch sử tuẫn táng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tác giả này cũng nhận định, đáp án chỉ có thể hé lộ khi báo cáo khảo cổ cuối cùng được công bố.

Minh Hạnh (theo Ifeng)

Bài đang đọc nhiều

Vẻ đẹp quý phái của nữ quân nhân Pháp (2)

Vẻ đẹp quý phái của nữ quân nhân Pháp (2)

Ly kỳ chuyện linh vật xứ Tây Bắc Ly kỳ chuyện linh vật xứ Tây Bắc Hình ảnh khiến khách Tây hãi hùng về ẩm thực Việt Hình ảnh khiến khách Tây hãi hùng về ẩm thực Việt
 
[links()]

Bình luận(0)