Tại sao vua Trần Nghệ Tông bổ dụng Hồ Quý Ly?

Google News

Nhường ngôi sớm nhưng dường như tình hình vương triều cũng như tình hình của đất nước đã cuốn Trần Nghệ Tông vào cuộc...

- Nhường ngôi sớm nhưng dường như tình hình vương triều cũng như tình hình của đất nước đã cuốn Trần Nghệ Tông vào cuộc, buộc ông với cương vị Thượng hoàng phải chèo lái cho đến cuối đời.
[links()]
 
Những tác động lớn đối với lịch sử

Qua việc làm và lời nói của Trần Nghệ Tông chúng ta biết ở ông một con người có ý thức dân tộc mạnh mẽ, ý thức mà ông đã kế thừa được ở các bậc tiên vương: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Trần Nghệ Tông xác định rõ Nam Bắc nước nào làm chủ nước đó. Ông quan niệm việc dẹp Dương Nhật Lễ khôi phục cơ nghiệp nhà Trần như việc khôi phục lại nhà Hán sau vụ Võ Tắc Thiên cướp ngôi.
 
Mặt khác, chúng ta cần thấy rõ ở ông ý thức về xã tắc gắn chặt với dòng họ vốn là đặc điểm của chế độ quân chủ quý tộc Trần. Điểm này được thể hiện ở việc ông chấp nhận ngoại thích, trao chức võ quan cầm quân cho người có tài cán bất luận họ thuộc dòng dõi tông thất hay không. Điển hình nhất là vào cuối đời, trước thế nước suy yếu, ông khuyên Hồ Quý Ly nếu giúp được nhà vua thì giúp, không thì tự nhận lấy ngôi vua.

Phải chăng ông chán nản, muốn rũ bỏ trách nhiệm? Trước hết chúng ta dễ dàng nhận thấy ở Trần Nghệ Tông một con người từng trải. Giữ ngôi vua ở tuổi 50, lại từng giữ chức Tướng quốc thời Hiến Tông và Dụ Tông. Về nhân sự, một điều để chúng ta lưu ý trong hai năm ông làm vua, Nghệ Tông đã làm một số việc có tác động lớn đối với lịch sử:

- Chu Văn An, một bậc hiền triết, đồ đệ của đạo Nho, cương trực mẫu mực, được các đời vua ca ngợi - sau khi mất được Nghệ Tông truy tặng tước Văn Trinh công, cho thờ ở Văn Miếu (năm 1370). Bổ dụng Hồ Quý Ly làm khu mật viện đại sứ, gia phong Trung Tuyên Quốc thượng hầu (1371).

- Về chính sự, nổi bật nhất là Nghệ Tông chủ trương bỏ phép cắt đất bãi bồi và xoá lệnh kiểm kê tài sản nhằm bảo vệ quyền lợi của vương hầu, công chúa, phò mã, nói chung là tầng lớp quý tộc tông thất. Mặt khác, ông lại chủ trương dựng cung thất cốt giản dị, mộc mạc, lấy tản quan (quan có hàm mà không có thực chức, không có việc) phục dịch, không phiền nhiễu đến dân. Làm sổ sách khai báo những người có chức tước, làm sổ hộ tịch ở các lộ.

Đền Trần, Nam Định.
Đền Trần, Nam Định.

Ý thức dân tộc mạnh mẽ

Sau khi nhường ngôi cho em, ông tiếp tục điều hành việc nước cho đến khi qua đời (1394). Ông không đi tu, không "ưu du cõi tam muội" như các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Ông tôn sùng Nho giáo, trăn trở suy tư, nhập thế tích cực cùng với người cộng tác đắc lực của mình là Hồ Quý Ly.

Qua đó chúng ta thấy, Trần Nghệ Tông là người tôn sùng Nho giáo, có học vấn, từng trải và có ý thức dân tộc mạnh mẽ. Chúng ta còn thấy ở ông những trăn trở, chọn giải pháp điều hoà giữa hai thái cực: Giữ nguyên trạng và thay đổi, đã xuất hiện giằng co trong thời đại ông.
 
Chỉ trong 2 năm ở ngôi vua, ông muốn giữ phép độ của tổ tông nhưng lại không ngần ngại vượt qua cấm kỵ dám sử dụng và cân nhắc ngoại thích, trao quyền cầm quân cho người không phải là tôn thất, điều mà vương triều Trần rất sợ. Ông tôn sùng Nho giáo, giỏi Nho học nhưng lại sợ bọn "học trò mặt trắng".
 
Dương Tuấn

Bình luận(0)