Trắng da và cái giá phải trả?

Google News

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây cư dân mạng lên tục xôn xao về những vụ kem tắm trắng, kem dưỡng da, mặt nạ làm trắng da … gây tổn thương nghiêm trọng đến da cũng như sức khỏe của người sử dụng.

Những sản phẩm này được gọi chung là sản phẩm dưỡng da được bày bán công khai trên mạng, trên các diễn đàn, thậm chí là tại các đại lý, các shop mỹ phẩm cũng không hề hiếm.

Kem tẩy trắng da lại thành thuốc tẩy tóc

Sự việc trên đã bị báo chí phanh phui khi một số shop bán hàng online bị nghi ngờ bán kem làm trắng da trộn chất lượng kém có hại cho làn da và sức khỏe người sử dụng. Theo đó, các loại kem dưỡng da này được giới thiệu là hàng chất lượng cao, có xuất xứ từ Thái Lan, Hàn Quốc …

Theo như lời của cư dân mạng “tố” thì: thực chất các loại tắm trắng của Thái lan đều được pha trộn bởi 2 thứ: Oxy tẩy tóc và bột tẩy da, nên pha xong, mùi khai nồng nặc. Chính vì thế mà khi tắm xong vàng hết lông, da có sáng lên mấy tone (do có oxy tẩy tóc), nhưng khoảng 1 tiếng sau da sẽ sậm màu xuống, không sáng bừng như lúc vừa tắm xong. Kết quả: da mỏng, vàng lông, ai da nhạy cảm sẽ bị nổi mẩn đỏ khắp người, da cực khô vì mất nước...
 Bao bì sản phẩm nhập khẩu chính hãng vào Việt Nam: Bột tẩy tóc.

Để có cái nhìn khách quan và đi tìm sự thật của những loại kem Thái được cho là để dưỡng trắng da này, phóng viên báo điện tử Kiến Thức đã liên lạc với Tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Văn Bình, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên gia nghiên cứu tiếng Thái. Theo T.S Bình, những dòng chữ tiếng Thái trên sản phẩm dưỡng da được bán trên mạng chính xác là loại kem làm nhạt màu tóc hay còn gọi là kem tẩy tóc, chứ tất cả các chữ Thái trên bao bì sản phẩm không liên quan gì đến tẩy trắng da.

Theo các chuyên gia hóa học thì công thức của các loại kem tẩy màu tóc đang bán ở thị trường Việt Nam, là loại thuốc tẩy có chứa chất hydrogen peroxide, là một loại hóa chất có tính oxy hóa cao và tẩy mạnh. Loại hợp chất này thường được kết hợp với amoniac và chất tạo màu nhằm phá vỡ tế bào biểu bì hay còn gọi là lớp cutin của tóc. Nếu không cẩn thận để hóa chất dính vào da đầu khi tẩy tóc, da đầu dễ bị bỏng, ngứa ran, nổi mẩn đỏ, kèm theo các cơn đau rát.

Kem trắng da “hotgirl” tự chế khiến khách hàng nổi mụn

Đây cũng là một loại kem dưỡng da được rao bán trên mạng xã hội, ở địa chỉ shop của hotgirl H.L.Th.Th. Theo phẩn hồi của những người đã từng mua sản phẩm dưỡng da ở shop này cho biết, kem của H.L.Th.Th là kem trộn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở đâu. Một số thành viên còn nghi ngờ trong thành phần kem làm trắng này có chứa chất corticoid bào mòn và làm teo da được chống chỉ định dùng trong các thành phần mỹ phẩm. Một số người từng sử dụng còn cho biết, sau khi bôi kem, da có dấu hiệu của nám, sạm lốm đốm nên ngừng hẳn không dùng kem nữa. 
 Chất kem màu vàng, mùi thơm nhẹ và khá mịn. Ảnh: TTVN


Tuy chất lượng bị nhiều người kêu ca và thậm chí có cả hội tẩy chay sản phẩm này, nhưng giá các loại kem này khá "chát". Cụ thể, kem body 450gr được bán với giá 450.000 đồng/hũ, kem face bôi mặt 580.000 đồng/hũ, thuốc bắc đắp mặt 350.000 đồng/hũ, còn kem trị nám, tàn nhang là 820.000 đồng/hũ.

Trao đổi với phóng viên Kiến Thức trước đó, TS Nguyễn Viết Lượng - Viện Bỏng Quốc gia cho biết: Có không ít bệnh nhân đến Viện Bỏng Quốc gia để khắc phục hậu quả do tắm trắng, tẩy trắng da. Thậm chí những người bệnh đó còn là dược sĩ cao cấp, chuyên gia trang điểm, chuyên gia thẩm mỹ. 

Những loại kem tẩy trắng mà bệnh nhân mang tới đều là hóa chất chứ không phải sản phẩm làm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, do đó nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể rất lớn.

Những loại kem tẩy trắng này được chỉ định bôi trực tiếp lên da, sau đó tắm kỹ lại bằng nước sạch. Hóa chất trong kem tẩy trắng khiến da bỏng rộp, nhiễm trùng da, phổi bị ứ nước, tức ngực, nôn mửa nhiều. Có bệnh nhân bị suy thận, suy gan.
 Hot girl tự quảng cáo: "Kem mình bán là kem trộn của spa". Ảnh: TTVN

Hiện nay, nhiều phương pháp tắm trắng sử dụng các hoá chất bao gồm các thành phần như thủy ngân, hydroquinone, corticoid, acide salicylique, iode có tác dụng làm tiêu huỷ lớp sừng ở tầng thượng bì, khiến lớp non lộ ra, mang lại cảm giác trắng sáng. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư da cao, không tốt cho sức khoẻ.

Mặt nạ thuốc Bắc: Thần dược hay độc dược

Thời gian gần đây, không ít thẩm mỹ viện hay các trung tâm, cơ sở làm đẹp hiện nay đang "đua nở" dịch vụ làm đẹp bằng thuốc Bắc với những lời quảng cáo đầy sức hấp dẫn, chẳng hạn như "không gây độc hại, không có tác dụng phụ, giúp da phục hồi nhanh chóng, tràn đầy sức sống", hay thậm chí còn làm "bong các mảng nám, giúp sáng da, trắng đẹp tự nhiên, ngăn ngừa sự hình thành nám trở lại".
 Ảnh minh họa.

Loại mặt nạ thuốc Bắc này được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng mỹ phẩm và đa phần là hàng nhập của Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, chỉ cần thoa hay đắp mặt trực tiếp. Còn ở các cửa hiệu thuốc Bắc trên phố Lãn Ông cũng có nhiều nơi bán thuốc bắc dạng bột để về pha trộn rồi đắp mặt. Chính vì sự xuất hiện tràn lan của loại mặt nạ dưỡng trắng này nên khiến cho các loại hàng giả, hàng nhái thâm nhập vào thị trường gây nên những tác hại to lớn đối với người sử dụng.

Theo lương y - BS Phó Đức Thảo, nguyên cán bộ Viện Y học Cổ truyền T.Ư, các phương pháp làm đẹp từ thuốc Bắc hay thảo dược đã có từ lâu đời. Xưa kia các cung tần, mỹ nữ đã biết dùng dược liệu để rửa mặt, đắp mặt, dưỡng da, tẩy tàn nhang. Tuy nhiên, không phải các loại thảo dược đều lành tính và có thể dùng thế nào cũng được.  

Thảo dược nếu dùng không đúng loại, đúng cách thậm chí sẽ có những tác dụng không tốt đối với cơ thể và làn da. Ngay cả những loại được công nhận là tốt cho da, thì cũng có thể chỉ tốt với người này mà không tốt với người khác. 

Còn lương y Vũ Quốc Trung cho biết, nhiều bài thuốc cổ phương có tác dụng thẩm thấp (hút bớt chất dầu, chất ẩm dư thừa, giúp da săn chắc) và hoạt huyết (giúp máu lưu thông). Các vị thuốc thường được dùng là bạch linh, phục linh, bạch truật... hoặc các loại hoa như hoa đào, hoa hồng... các loại lá cây, trái cây... Ông Trung nhấn mạnh thêm, những sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc Đông y chỉ có tác dụng nếu thực hiện đều đặn và lâu dài. Vì các loại thuốc Bắc tác động vào da theo con đường sinh hóa, nghĩa là ngấm dần vào máu và có công dụng lâu dài và an toàn. Người sử dụng tuyệt đối không nên tin vào 

Anh Đào

Bình luận(0)