Virus viêm não Nhật Bản B truyền sang người như thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Viêm não Nhật Bản chủ yếu là do muỗi đốt súc vật bị bệnh và truyền qua bệnh nhân. Bệnh có những biến chứng hết sức nguy hiểm và có thể gây tử vong.

Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản B. Tuy nhiên, có 2 loài muỗi chính truyền bệnh này đó là Culex. tritaeniorhynchus và Culex. vishnui. Đây là hai loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên được gọi là muỗi đồng ruộng.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định Culex tritaeniorhynchus là muỗi chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Đặc điểm muỗi Culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc tập trung đông dân cư và có nhiều hồ ao.
Muỗi có tập tính hút máu về ban đêm cả trong nhà và ngoài nhà, thích hút máu chim, máu lợn nhiều hơn máu người, chúng thường trú ẩn ở các bụi rậm hoặc trong chuồng gia súc, nhất là chuồng lợn. Muỗi sinh sản và phát triển nhiều vào mùa hè lúc nắng nóng, mưa nhiều.
Virus viem nao Nhat Ban B truyen sang nguoi nhu the nao?
 Muỗi Culex là thủ phạm lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
Muỗi Culex tritarniorhuynchus có thể bay xa trên 1 cây số và bay cao từ 13 -15m nên có khả năng lây truyền virus viêm não Nhật Bản cho các loài chim.
Virus viêm não Nhật Bản khu trú trong heo và chim, khi muỗi đối vật chủ (Heo, chim …) mang virus sau đó lại đốt người thì sẽ truyền bệnh sang cho người.
Muỗi bị nhiễm virus cũng có khả năng truyền bệnh suốt đời và truyền sang thế hệ sau qua trứng. Người và ngựa được xem là vật chủ cuối cùng của virus viêm não Nhật Bản vì virus có trong máu người với hiệu giá thấp không đủ để có thể tiếp tục lây truyền sang muỗi.
Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh này lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc.
Virus viem nao Nhat Ban B truyen sang nguoi nhu the nao?-Hinh-2
 Đường lây truyền của virus viêm não Nhật Bản B. 
Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5, 6, 7. Vì thế, người dân cần thường xuyên giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy tại hộ gia đình. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc ra xa nơi ở.
Mời độc giả xem video: Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não mô cầu:
Hồng Nhung

Bình luận(0)