Trẻ nhỏ không cần điểm cao, chỉ cần có 9 đức tính là đủ

Google News

Mỗi giai đoạn sẽ có những cách giáo dục phù hợp khác nhau để có thể hun đúc những tố chất quan trọng, qua đó tạo nên sức mạnh mềm trong mỗi cá nhân.

Bình đẳng trai - gái
Cả bé gái và trai đều được đối xử bình đẳng giống nhau. Mọi trẻ đều cần được tôn trọng, người lớn cần tránh thái độ “trọng nam khinh nữ”. Bởi tôn trọng người khác là đức tính quan trọng mà con trẻ cần học được, bao gồm cả thái độ tôn trọng bạn khác giới cùng lứa tuổi.
Ảnh minh họa. 
Không sợ mắc lỗi
Những doanh nhân thành đạt thường cho rằng: Muốn thành công đừng bao giờ học những thành công, hãy học những thất bại của họ. Thất bại chỉ là những thử thách của cuộc đời, giúp bản thân mạnh mẽ hơn. Vì vậy, trẻ cần được rèn luyện đức tính biết học hỏi những thất bại của người khác và bản thân để từ đó rèn luyện tinh thần không sợ mất mát hay mắc lỗi.
Kiến thức quan trọng hơn điểm
Nhiều lúc cha mẹ tỏ ra tức giận khi lũ trẻ mang kết quả bài thi không đáp ứng được những kỳ vọng của họ. Tuy nhiên, một học sinh có điểm tốt chưa hẳn đã có kiến thức tốt, giống nhưthành công không phải là mục đích cuối cùng mà những kết quả có được trên hành trình đi đến thành công mới có ý nghĩa thiết thực.
Vì vậy, người lớn không nên quá coi trọng điểm học tập của con trẻ. Hãy dạy chúng biết cách học hỏi và áp dụng những kiến thức ở trường vào cuộc sống hàng ngày mới thực sự quan trọng. Dẫu vậy, cuộc chạy đua vào các trường điểm, ganh đua điểm, bệnh thành tích vẫn âm thầm diễn ra chưa có hồi kết, tạo áp lực lớn với tuổi thơ của trẻ.
Hãy là bạn, đừng trở thành kẻ thù của con
Nhiều cô cậu hay than phiền: “chắc bố mẹ tớ mà biết chuyện này họ sẽ giết mình mất”. Đó chính là khi con trẻ đã coi bố mẹ như kẻ thù. Tuy nhiên, để bố mẹ trở thành bạn của con cái không dễ dàngvì có sự chênh lệch quá lớn về độ tuổi, suy nghĩ và hành vi.
Song, đừng quá căng thẳng! Cha mẹ hoàn toàn có thể trở thành người bạn tri kỷ của con bởi “không ai hiểu con bằng cha mẹ”, quan trọng là cách nói chuyện của người lớn có thể khiến con tin tưởng, tránh la hét, đánh đập hay giảng giải dài dòng.
Dậy trẻ phản xạ đối phó với mọi tình huống
Nhiều cha mẹ không coi trọng lời nói của con so với cô giáo hay người khác vì cho rằng: Chúng vẫn chỉ là con nít chưa hiểu chuyện. Đó là lý do khiến con bạn cảm thấy bất an, không có khả năng tự bảo vệ mình, thiếu tự tin vì ngay cả đến cha mẹ cũng không tôn trọng lời nói của chúng. Vì vậy, hãy giải thích với con trẻ rằng: Tôn trọng ý kiến của người khác là quan trọng. Song bảo vệ quan điểm của bản thân cũng cần thiết không kém, chỉ cần quan điểm đó đúng và không quá bảo thủ.
Nếu không hiểu hãy hỏi
Đặt câu hỏi là điều hoàn toàn bình thường. Khi không hiểu vấn đề gì đó, đặt câu hỏi tốt hơn là giả vờ biết mọi thứ. Tuổi thơ là khoảng thời gian tốt nhất để rèn luyện đức tính này.
Nếu cảm thấy không khỏe hãy thông báo với giáo viên
Nhiều trẻ sợ cô giáo, thầy giáo, không dám báo cáo về vấn đề sức khỏe đang phải đối mặt và cố sức hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng sức khỏe quan trọng hơn nét mặt tức giận của giáo viên. Mọi đứa trẻ cần biết điều này để tránh dẫn đến những hệ lụy khôn lường.
Dạy trẻ biết yêu thiên nhiên
Người lớn luôn phàn nàn về những con phố bẩn, nhưng vẫn thường xả rác, chặt cây bừa bãi. Trẻ sẽ làm theo và tiếp tục tàn phá thiên nhiên. Chúng cần được hun đúc tình yêu môi trường từ khi còn nhỏ, tôn trọng thiên nhiên ngay cả khi vui chơi.
Biết nói lời từ chối
Trẻ đến trường hay về nhà luôn được dạy dỗ phải “Gọi dạ, bảo vâng” với người lớn, thầy cô, thậm chí cả bạn bè. Tuy nhiên, một con người mạnh mẽ không hẳn là phải làm theo bất cứ yêu cầu nào, cần phải rèn luyện khả năng từ chối trước những điều bản thân cho là không đúng, biết nói “không” sẽ có ích trong cuộc sống đối với người trưởng thành.
Theo Hương Nguyên/Songmoi.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)