Top 4 món ăn không nên cho trẻ ăn nhiều bạn nên biết

Google News

Bài viết sau sẽ chỉ ra cho các mẹ những món ăn không nên cho trẻ ăn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.

1. Gan động vật là thực phẩm tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm
Gan động vật là một trong những món không nên cho trẻ ăn nhiều. Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể bổ sung sắt và vitamin A, vì thế nhiều bà mẹ hay cho trẻ ăn gan động vật trong bữa ăn của bé.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn gan động vật. Gan có nhiệm vụ chuyển hoá và giải chất độc nên nếu chức năng gan kém, bị bệnh không thải được chất độc ra ngoài thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh. Các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan, mặt khác ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.
Top 4 mon an khong nen cho tre an nhieu ban nen biet
 
Trong gan cũng như các loại phủ tạng động vật khác như tim, bầu dục... đều có chứa nhiều đạm, cholesterol cao do đó không tốt cho những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, người bị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường...
Khi cho trẻ ăn gan động vật cũng chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa. Nếu trẻ ăn, có thể nấu thành món cho trẻ ăn với lượng thích hợp, mỗi tuần ăn 2-3 lần là được.
2. Trứng muối
Nhiều bà mẹ cho rằng trứng muối được chế biến từ trứng gà, vừa có dinh dưỡng vừa có mùi vị đặc biệt, vì thế thường xuyên cho trẻ ăn trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhưng trứng muối lại không tốt nếu bé ăn quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Top 4 mon an khong nen cho tre an nhieu ban nen biet-Hinh-2
 
Trứng muối không tốt cho trẻ em bởi trong quá trình chế biến trứng muối phải sử dụng một lượng chì nhất định, trong khi chì có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và quá trình tạo máu. Hơn nữa, bé còn rất mẫn cảm với chì, tỷ lệ hấp thu chì cao hơn rất nhiều so với người lớn. Não bộ và hệ thần kinh của bé còn chưa phát triển một cách đầy đủ, nên càng dễ bị tổn thương, do đó gây ảnh hưởng lớn đến trí lực của bé.
3. Các loại bột
Bố mẹ hay có thói quen cho con mình ăn nhiều bột gạo hay bột mì. Mới đây nhất, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn chất bột nghiền quá nhỏ trong một thời gian dài sẽ dẫn tới thiếu hụt sinh tố B, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Ngoài ra, do mất quá nhiều Cr (Chromium) mà ảnh hưởng đối với phát triển thị lực, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị.
4. Chocolate
Top 4 mon an khong nen cho tre an nhieu ban nen biet-Hinh-3
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 
Chocolate là loại thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng tương đối cao, hơn nữa các thành phần dinh dưỡng có chứa trong socola không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ cần. Tuy nhiên, bé nên hạn chế sử dụng chocolate, nếu không sẽ dễ gây ra chứng đái dầm. Cơ thể bé còn non nên việc ăn nhiều chocolate sẽ làm cho bàng bàng quang phình to, cơ bàng quang trở nên thô ráp, xuất hiện hiện tượng co thắt không chủ động. Đồng thời chocolate cũng làm bé ngủ sâu khiến khi trong bọng đái đầy nước tiểu thì không thể tỉnh dậy kịp, lâu dần thành bệnh đái dầm.
Theo Huyền Trang/ Khỏe và đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)