Tỏi mọc mầm chữa ung thư là chuyện hoang đường

Google News

(Kiến Thức) - Không chỉ phủ nhận tỏi mọc mầm chữa ung thư, các chuyên gia còn cho biết để tỏi mọc mầm là cách làm sai lầm, gây hại sức khoẻ.

Một số người thường để tỏi mọc mầm rồi mới sử dụng vì tin rằng nó chứa nhiều dưỡng chất, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, thậm chí tỏi mọc mầm chữa ung thư... Theo các chuyên gia, đây là cách làm sai lầm, gây hại sức khoẻ.
Chống ốm nhờ tỏi mọc mầm
Đọc thông tin trên mạng về tác dụng của tỏi mọc mầm, chị Vũ Thị Thu Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) mua liền lúc mấy cân tỏi về rồi để trong môi trường ẩm ướt cho chúng mọc mầm, sau đó mới lấy ra sử dụng để xào, nấu ăn. 
Chị cho biết, theo tìm hiểu của chị thì trong tỏi mọc mầm có nhiều chất chống lại các virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, trong tỏi mọc mầm có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh (được chuyển hóa từ khi chưa mọc mầm sang mọc mầm) giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus. Không chỉ tốt cho sức khoẻ, tỏi mọc mầm còn là khắc tinh của bệnh ung thư, là vị thuốc tự nhiên phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical, có khả năng chặn sự lây lan của các tế bào ung thư ác tính và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trên cơ thể. 
Theo chị Phương, không chỉ bảo vệ sức khoẻ, tỏi mọc mầm còn có tác dụng làm đẹp. Là vì tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất anjoene - chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ. Tỏi mọc mầm không chỉ ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn mà còn có khả năng giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, tỏi là một loại gia vị tốt, vị cay, tính ấm. Người ta có thể sử dụng tỏi kết hợp với một số vị thuốc để hỗ trợ điều trị ung thư gồm: Tỏi kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo, hồ lô chữa ung thư dạ dày. Hoặc cũng có thể dùng tỏi giã nát ngâm với rượu uống nửa đến một chén vào mỗi buổi sáng để phòng chống ung thư, giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Khi tỏi mọc mầm sẽ sinh ra những hoạt chất mới trong quá trình chuyển hóa sinh trưởng. Tuy nhiên, chưa thể kết luận các hoạt chất này có những tác dụng thần kỳ như những thông tin trên. Việc sử dụng tỏi mọc mầm phải hết sức thận trọng.
Toi moc mam chũa ung thu là chuyẹn hoang duòng
Tỏi là một loại gia vị tốt, vị cay, tính ấm.  
Chưa có bằng chứng khoa học
Dù những thông tin về tác dụng của tỏi mọc mầm được đăng nhiều nhan nhản trên các trang mạng, nhưng TS Văn Đức Bình, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào khẳng định được rằng, tỏi mọc mầm có khả năng chữa bệnh, thậm chí là chữa và phòng ngừa được ung thư. 
Quá trình nảy mầm của tỏi sẽ phát sinh các chất mới, do đó hàm lượng allicin có thể được tổng hợp từ hai thành phần sẵn có trong tỏi là alliin và enzym allinaze. Trong tỏi bình thường không có thành phần allicin. Nghiên cứu về allicin đã được nhiều quốc gia công bố, nhưng chưa có công trình nào khẳng định tỏi mọc mầm có chất này hay không. Mọi giả thuyết đến nay vẫn chỉ là giả thuyết. 
Theo TS Văn Đức Bình, allicin là hoạt chất quý nhất và quan trọng nhất của tỏi, nhưng không có sẵn ở trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men allinase, chất alliin có sẵn trong tỏi sẽ tự tổng hợp thành allicin. Nhưng vấn đề là allicin dễ mất hoạt tính sau khi được hình thành và càng để lâu càng mất hoạt tính. Allicin là một chất kém bền ngày cả ở điều kiện bình thường còn khi qua đường tiêu hóa thì khả năng cơ thể hấp thụ allicin là vô cùng nhỏ. Bởi thế mà không thể kỳ vọng vào những tác dụng thần kỳ của tỏi mọc mầm.
Theo các chuyên gia, tỏi mọc mầm không độc, nhưng khuyến cáo đưa ra là không nên ăn do tỏi bị xốp, ọp, mất đi các tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi thơm nữa.
Theo các chuyên gia, về lý thuyết, mầm tỏi có thể có khả năng ức chế tế bào ung thư, thế nhưng hợp với dòng tế bào nào, cơ địa nào, giai đoạn nào... thì phải có những chứng cứ khoa học, cần phải được chứng minh bằng khoa học cũng như phải trải qua nghiên cứu lâm sàng.
Bảo Khánh

>> xem thêm

Bình luận(0)