Tác dụng kỳ diệu của rêu cứu sống hàng ngàn binh sĩ

Google News

Một nhà thực vật học kiêm chuyên gia phẫu thuật người Scotland đã nảy sinh ra một ý tưởng kỳ lạ: Nhồi rêu vào vết thương.

Đại chiến thế giới thứ nhất (viết tắt ĐCTG1) vừa mới bắt đầu, nhiều binh sĩ bị thương đang bị hoại tử trên chiến trường. Những tháng cuối cùng của năm 1914, các bác sĩ như Sir. W. Watson Cheyne của Trường phẫu thuật Hoàng gia Anh (RCSE) đã ghi nhận nỗi ám ảnh “nhiễm trùng huyết cao” đe dọa cướp mạng sống bất kỳ ai do nhiễm trùng xấu.
Khoảng tháng 12/1915, một báo cáo tại Anh đã cảnh báo rằng hàng ngàn người bị thương đang đe dọa kiệt sức do thiếu băng gạc y tế. Trong cảnh tuyệt vọng khi không thể giữ cho vết thương khỏi sự nhiễm trùng, các bác sĩ bắt đầu nỗ lực sáng tạo theo ý họ.
Tac dung ky dieu cua reu cuu song hang ngan binh si
Dớn Trắng có tác dụng duy trì các xác chết ngàn năm, hấp thụ carbon và chữa lành vết thương. 
Còn nước còn tát, họ cố gắng rửa vết thương bằng dung dịch clorua cho đến việc tạo ra băng gạc bằng cách tẩm axit carbolic, formaldehyde hay thủy ngân clorua, tỷ lệ thành công rất đa dạng. Nhưng phút cuối, sự cố xảy ra: thiếu bông.
Rêu trị thương lừng danh thời cổ đại
Các lực lượng quân Đồng minh đã làm gì? Một nhà thực vật học kiêm chuyên gia phẫu thuật người Scotland đã nảy sinh ra một ý tưởng kỳ lạ: Nhồi rêu vào vết thương. Vâng, đó là rêu, một loài cây thực vật. Loài rêu đó được biết đến dưới cái tên Dớn Trắng (Sphagnum moss), loài rêu mọc ở các bãi bùn vào mùa Đông, khí hậu lạnh, ẩm ướt ở Quần đảo Anh và miền Bắc nước Đức.
Ngày hôm nay, loài rêu thân nhỏ xíu này sử dụng rộng rãi chủ yếu trong nông nghiệp và nhiên liệu sinh học, chưa kể đến vai trò bảo quản xác chết như xác ướp bùn 1.000 năm tuổi mang tên Qúy ông Tollund, mà tạp chí Smithsonian từng đăng tải. Và trong ít nhất 1.000 năm qua, loài người đã dùng Dớn Trắng để giúp chữa lành các vết thương.
Vào thời cổ đại, các nguồn tài liệu đã viết rằng những chiến binh trong trận chiến Clontarf đã sử dụng Dớn Trắng để băng bó vết thương. Loài rêu này cũng được dùng bởi người Indien dưới dạng tã trẻ em thiên nhiên. Nó cũng được dùng trong những trận chiến không liên tục bao gồm các cuộc chiến Napoleon và Pháp-Phổ.
Cho mãi đến khi diễn ra DCTG1 thì các chuyên gia y tế mới nhận ra tiềm năng đầy đủ của loài rêu này. Vào những ngày sơ khởi của ĐCTG1, nhà thực vật học nổi tiếng Isaac Bayley Balfour và chuyên gia phẫu thuật quân sự Charles Walker Cathcart đã nhận dạng 2 loài Dớn Trắng có tác dụng thần hiệu trong việc cầm máu và giúp chữa lành vết thương: S. papillosum và S. palustre, cả 2 loài rêu này đều mọc rất phổ biến ở Scotland, Ireland và Anh, cũng như thật sự đã được sử dụng rộng rãi ở Đức.
Các bác sĩ phẫu thuật chiến trường rất quan tâm tới khả năng trị bệnh của Dớn Trắng. Trung tá E.P. Sewell của Bệnh viện đa khoa ở Alexandria (Ai Cập) đã viết rằng: “Dớn Trắng là một thứ dễ hấp thụ, chất lượng vượt xa vải bông, và khả năng khử mùi đáng kinh ngạc”.
Băng gạc y tế từ dớn trắng
Những thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm cùng thời kỳ đó đã chứng minh sự quan sát của Trung tá Sewell là đúng đắn: Dớn Trắng giữ 22 lần trọng lượng của nó trong nước, khiến nó có khả năng hấp thụ nước gấp 2 lần so với bông.
GS về sinh thái học, Robin Kimmerer, của khoa Lâm nghiệp và khoa học môi trường thuộc Đại học công New York, viết: “90% các tế bào của Dớn Trắng đã chết. Vì tế bào trống rỗng thế nên chúng mới có khả năng hấp thụ nhiều nước”.
Trong trường hợp này, nhân loại đã dùng khả năng hấp thụ nước của Dớn Trắng để giữ máu, mủ và các chất lỏng khác của cơ thể. Dớn Trắng cũng có khả năng sát trùng. Các tế bào của loài rêu này gồm những phân tử đường đặc biệt và nó đã tạo ra “một quầng điện hóa xung quanh tất cả các tế bào, và cuối cùng tường các tế bào đã tích điện âm. Sự tích điện âm này đồng nghĩa tạo ra những ion dinh dưỡng âm (như Kali, Natri và Canxi) được hút vào cây Dớn Trắng”.
Khi Dớn Trắng ngấm tất cả các dinh dưỡng tích điện âm trong đất, nó sẽ làm giải phóng các ion tích điện dương (proton) khiến môi trường nước xung quanh bị chua.
Ở các đầm lầy, độ chua đã tạo ra các hiệu ứng bảo quản kỳ diệu, giúp cho các vật thể bên trong đầm có thể giữ nguyên vẹn chống lại những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Do đó, ở người bị thương, kết quả là các miếng gạc làm bằng Dớn Trắng đã sản sinh ra “chất khử trùng” làm giảm lượng pH quanh vết thương, và ngừa sự tăng trưởng của vi khuẩn. Khi ĐCTG1 leo thang, nhu cầu dùng băng gạc vết thương tăng vọt, Dớn Trắng đã trở thành vật liệu thô thay thế ngày càng phổ biến.
Năm 1916, Hội chữ thập đỏ Canada (CRCS) ở Ontario đã cung cấp hơn 1 triệu miếng bông băng, 2 triệu miếng gạc và 1 triệu miếng lót cho các thương bệnh binh trên khắp châu Âu chỉ bằng cách dùng Dớn Trắng được thu hoạch ở British Columbia, Nova Scotia và các vùng duyên hải và đầm lầy khác. Đến năm 1918, mỗi tháng có khoảng 1 triệu miếng gạc được xuất khẩu khỏi nước Anh để đến các bệnh viện trên khắp lục địa Âu châu, ở Ai Cập và thậm chí là vùng Lưỡng Hà.
Các cộng đồng dân cư trên khắp Vương quốc Anh và Bắc Mỹ thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại để thu thập Dớn Trắng phục vụ cho nhu cầu sản xuất băng gạc. “Các ổ rêu” được công bố trên báo giới địa phương, còn các tình nguyện viên là phụ nữ và trẻ em đủ mọi lứa tuổi.
Có một nhà tổ chức ở Vương quốc Anh đã hướng dẫn các tình nguyện viên bằng cách “Nén 3/4 Dớn Trắng vào bao tải, kéo bao trên nền đất cứng và nhảy lên bao Dớn để ép lượng nước lớn từ Dớn ra ngoài”. Tại Longshaw Lodge ở Berbyshire (Anh), các nữ y tá thường thu hoạch Dớn Trắng ngay trên người các thương binh vừa ra khỏi vùng các đầm lầy.
Và như cách nhà thực vật học P.G. Ayres viết: “Dớn Trắng chỉ phổ biến ở phía bên kia của chiến tuyến. Người Đức năng động trong việc dùng loại rêu này hơn bất kỳ quân Đồng minh nào… những đầm lầy ở Đông Bắc nước Đức và bang Bavaria là nơi có nguồn cung Dớn Trắng vô tận. Dân sự và cả tù binh chiến tranh Đồng minh đều bị ép đi thu hoạch Dớn Trắng”.
Những lợi ích môi trường
Mỗi quốc gia có riêng một phương pháp làm băng gạc khác nhau, phía Anh cung cấp các gói băng gạc lỏng lẻo, trong khi Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ lại cung cấp những hướng dẫn chính xác rằng làm thế nào mà gạc Dớn và bông không hấp thụ nước lại có thể kết hợp ăn ý với nhau.
PGS Rachel Anderson từ Khoa Khoa học và y học tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ (NMAH), người có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về băng gạc Dớn, phát biểu: “Phong cách Anh bị Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ chê bai. Người ta chỉ trích rằng Dớn Trắng như bị “xài lại” trong quá trình phân phối và sử dụng”.
Sau rốt, tất cả mọi phe đều nhất trí rằng băng gạc từ rêu rất hữu ích: nó nhanh hấp thụ nước; không bị mốc; và nhìn từ quan điểm của quân Đồng minh, Dớn Trắng dùng xong còn có thể xài lại mà không gặp trở ngại gì. GS về sinh thái học, Robin Kimmerer nhấn mạnh: “Chừng nào mà lớp vỉa than bùn bên dưới không bị xáo trộn thì đám than bùn này sẽ đóng vai trò như một miếng bọt biển, và chúng đủ khả năng để tạo ra Dớn Trắng”.
Nhưng tại sao ngày hôm nay không hề nghe thấy ai nói về các loại băng rêu? Thật ra thì thu hoạch Dớn Trắng tốn rất nhiều công lao động. Nhưng chắc chắn một điều rằng, giá trị thực của loài rêu này còn vượt quá những cái băng gạc bình thường. Đó là, những đầm lầy than bùn có chứa đầy ắp cây Dớn Trắng và các loài rêu khác trải qua xuyên suốt hàng ngàn năm đã tự động hấp thụ carbon ở các tầng đất chìm.
Nếu lớp vỉa than này chẳng may bị tan băng hoặc khô đi thì đồng nghĩa là chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ rò rỉ carbon vào bầu khí quyển. Và vì nhân loại không còn dùng băng gạc từ Dớn Trắng nữa thế nên các nhà khoa học sợ rằng các vỉa bùn và đầm lầy có thể chịu tác động tiêu cực từ hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, hay than bùn dùng cho nhiên liệu sinh học. Bên cạnh vai trò điều hòa khí hậu toàn cầu, các vỉa than bùn còn là những hệ sinh thái giàu có, là nơi sinh trưởng của các loài cây ăn thịt.../.
Theo Thanh Hải – Hải Nguyễn/Báo Pháp Luật

>> xem thêm

Bình luận(0)