Tác dụng không ngờ khi thường xuyên uống nước rau má

Google News

Nếu bạn thường uống nước rau má điều kỳ lạ gì sẽ xảy ra với cơ thể? - hãy tìm hiểu ngay hôm nay.

Tác dụng thần kỳ của rau má
Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…
Tac dung khong ngo khi thuong xuyen uong nuoc rau ma
Ảnh minh họa. 
Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.
Theo các sách thuốc cổ, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Rau thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng...
Dưới đây là một số cách dùng rau má chữa bệnh:
- Vàng da do thấp nhiệt: rau má 30-40 g, đường phèn 30 g, sắc uống.
- Tiêu chảy: rau má 30 g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.
- Tiểu ra máu: rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
- Táo bón: rau má 30 g giã nát đắp vào rốn.
- Bệnh sởi: rau má 30-60 g, sắc uống.
- Áp xe vú giai đoạn đầu: rau má và vỏ quả cau lượng bằng nhau sắc uống, nếu pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Nhọt độc: rau má tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau má tươi 30-60 g, sắc uống.
- Lở loét vùng lưng: rau má tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.
- Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau má tươi 20-30 g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống.
- Lở loét ống chân: rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương.
- Đau mắt đỏ: rau má tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu) hoặc rau má tươi rửa thật sạch, ngâm thuốc tím rồi giã nát, ép lấy nước lọc kỹ nhỏ mắt 3-4 lần trong ngày (hiện nay không nên dùng vì vấn đề vô trùng).
- Viêm họng và viêm amidan: rau má tươi 60 g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.
Tác hại đáng sợ của rau má với sức khỏe nếu lạm dụng
Rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, rau má không hoàn toàn lành tính. Nếu dùng quá lạm dụng, có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
1. Gây sảy thai
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.
2. Tăng lượng đường trong máu
Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.
3. Nhức đầu
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều.
4. Giảm khả năng mang thai
Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)