Sản phụ sau sinh cũng có thể mất mạng vì căn bệnh này!

Google News

Phụ nữ sau sinh tự phải nhớ những điều này để cứu mạng cho mình, tránh khỏi tình trạng ứ sản dịch sau sinh.

Bà đẻ sốt đến run người vì lười đi lại
Chị Phạm Khánh Vân, 24 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt đến hơn 39 độ không rõ nguyên nhân. Sau khi được các bác sỹ thăm khám, chị Vân được kết luận bị ứ sản dịch.
Chị Vân cho biết: “Lần đầu làm mẹ khi còn khá trẻ, mình không biết đến căn bệnh này. Khoảng 3 tuần sau sinh, mình đã sạch hẳn máu. Nhưng sau đó tầm 4 ngày, thì mình lại bị ra nhiều máu tươi, toàn thân mệt mỏi, sốt dần lên đến tận 39 độ. Đầu tiên, mình lại tưởng bị cảm mạo, thế nên đánh gió, rồi uống thuốc cảm. Sau, máu ra càng nhiều, lại có cả cục máu tươi và có mùi hôi, nên gia đình mới tá hỏa đưa mình vào viện”.
San phu sau sinh cung co the mat mang vi can benh nay!
Ảnh minh họa. 
Sản dịch sau sinh thực chất là màng rau, dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra, dễ phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục phát triển. Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài vì thế ra sản dịch.
Theo bác sỹ Hoàng Nghĩa Tuấn, Khoa sản – Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội: “Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh con, gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều, người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết, tùy theo cơ địa khác nhau. Một số sản phụ nhập viện trong tình trạng sốt cao, người rét run. Trước đó, những bệnh nhân này thường có dấu hiệu đau bụng nhưng đa số đều nghĩ đó là đau bụng bình thường”.
Ứ sản dịch có thể xử lý tại các chuyên khoa sản, nhưng nếu sản phụ thiếu hiểu biết, không đến bệnh viện kịp thời có thể bị chảy máu sau sinh ồ ạt, dẫn đến hậu quả phải truyền máu, hút dịch lòng tử cung, mổ để cầm máu hoặc phải cắt tử cung rất nguy hiểm.
BS Tuấn cho biết, những trường hợp bị ứ sản dịch như của chị Vân, phần lớn là do các bà mẹ trẻ hiện nay lười vận động, ngại đi lại sau sinh.
“Chỉ nên nghỉ ngơi khoảng 8 tiếng, sau đó, các sản phụ cần vận động nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ để sản dịch có thể thoát ra ngoài được dễ dàng”, bác sỹ Tuấn đưa ra lời khuyên.
Ngoài ra, BS Tuấn cũng chỉ ra một số sai lầm mà mẹ Việt hay mắc phải dẫn đến ứ sản dịch:
- Nằm gác hai chân lên nhau: Nhiều người cho rằng nằm như vậy âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm như vậy không tốt vì sẽ ngăn sản dịch thoát ra ngoài, khi sản dịch không thoát được ra ngoài,
- Thắt lưng, nịt bụng quá chặt. Nịt bụng sau khi sinh làm áp lực bên ngoài thành bụng tăng lên, cản trở quá trình hồi phục thành bụng, cản trở các cơ quan sinh sản về đúng vị trí ban đầu. Khi vị trí của cơ quan sinh sản thay đổi, sản dịch sẽ không được thoát hết ra ngoài, gây đọng máu trong khoang xương chậu, gây viêm khoang xương chậu, viêm phần phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các sản phụ.
Không chỉ vượt cạn mới nguy hiểm, sản phụ sau sinh cũng có thể mất mạng vì căn bệnh này!
- Dùng băng vệ sinh có mùi, dùng tampon (băng vệ sinh nhét): Các hóa chất tạo mùi thơm dễ gây ảnh hưởng đến vùng sinh dục của bạn.
- Dùng xà phòng hay các dung dịch vệ sinh phụ nữ: Việc thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ gây tổn thương cho vùng này.
Các bà đẻ truyền tai nhau cách tống sản dịch ra ngoài nhanh chóng
- Cách 1: Rau ngót tươi, rửa sạch, ngâm muối. Sau đó, rửa lại thật kỹ dưới vòi nước sạch chảy, rồi để ráo nước. Tiếp theo, cho rau ngót vào xay nát cùng ít muối và chút nước. Uống mỗi ngày 1 cốc này.
Không chỉ vượt cạn mới nguy hiểm, sản phụ sau sinh cũng có thể mất mạng vì căn bệnh này!
- Cách 2: Nấu nước chè vằng, chỉ cần uống từ 3 – 5 ngày là sẽ tống hết sản dịch, hết sót nhau, còn giúp làm tử cung co bóp nhanh để hồi phục về trạng thái ban đầu.
- Cách 3: Đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 200g, đem rang qua, rồi nấu với nước cùng men rượu, ngày uống một lần.
- Cách 4: Có thể dùng 50g gừng tươi nướng cháy, 50g đường đỏ, đem nấu với nước, ngày uống 2 lần.
Tuy nhiên, BS Tuấn khuyên, các sản phụ nên theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của sản dịch sau sinh. Nếu thấy có triệu chứng sốt, cần báo ngay với bác sĩ. Trường hợp sốt kèm theo sản dịch ra có mùi hôi, nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, tử cung không co hồi, sản phụ thấy khó chịu, ấn vào vùng tử cung thấy đau nhiều… cần nhập viện trở lại để theo dõi, không tự ý để chăm sóc tại nhà.
Theo Nhung Nhung/Em Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)