Nguyên tắc sống còn cứu tính mạng khi bị ngộ độc rượu

Google News

(Kiến Thức) - Mọi người nên nắm rõ các nguyên tắc cứu tính mạng khi bị ngộ độc rượu dưới đây để phòng trừ trường hợp bất chắc, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán tới đây.

Theo thống kê từ các bệnh viện, dịp trước và sau Tết Nguyên đán, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu gia tăng. Nhiều bệnh nhân nhập viện đã ở trong tình trạng hôn mê sâu, với các biến chứng như khó thở, suy hô hấp, hạ đường huyết, tiêu cơ vân, suy thận.
Nguyen tac song con cuu tinh mang khi bi ngo doc ruou
 Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu gia tăng, ảnh: VOV.
Mọi người nên nắm rõ các nguyên tắc dưới đây để phòng trừ trường hợp bất chắc, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán tới đây.
Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.
Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Nên uống thêm các loại nước: Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn.
Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
Có thể dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, ép lấy nước để uống. Hoặc 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống. Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để uống sẽ rất hiệu quả.
Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
Nếu người uống rượu say ngủ, người nhà hãy để yên cho họ ngủ. Tuy nhiên, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Không nên làm: Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.
Không để bệnh tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp.
Cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau: Bệnh nhân nôn liên tục, đặc biệt khi dịch nôn có máu; Lay gọi không tỉnh sau 2-3 giờ; Vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; Co giật. Thở chậm, thở không đều, tím tái.
Linh Chi (TH theo VOV, SKĐS)

>> xem thêm

Bình luận(0)