Ngủ trưa làm giảm tuổi thọ, ngủ thế nào mới đúng?

Google News

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngủ trưa làm giảm tuổi thọ nhanh chóng do bệnh hô hấp cao hơn 2,5 lần so với người không ngủ trưa....

Kết luận "ngủ trưa làm giảm thọ" gây tranh cãi
Theo Health Sina, báo cáo của các nhà khoa học đăng trên một số báo ở Anh cho rằng “giấc ngủ ngắn buổi trưa tăng 1/3 tỷ lệ tử vong sớm”. Nghiên cứu này được tiến hành bởi Đại học Cambridge. Nhóm nhà khoa học đã theo dõi thói quen ăn uống và sinh hoạt của 16.000 người Anh trưởng thành trong vòng 13 năm. Mục tiêu là xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này đến căn bệnh ung thư.
Ngu trua lam giam tuoi tho, ngu the nao moi dung?
 Ngủ trưa đúng cách mới có lợi cho sức khỏe.
Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được yêu cầu cung cấp thông tin về những thói quen sinh hoạt của họ, bao gồm cả dữ liệu về những giấc ngủ ngắn sau buổi trưa. Trong 13 năm, có hơn 3.000 người tử vong. Nhóm nghiên cứu phân tích mối giao thoa giữa thói quen ngủ trưa và tỷ lệ tử vong đã phát hiện người có thói quen ngủ trưa không quá một giờ thì tỷ lệ tử vong cao hơn khoảng 14% so với người không ngủ trưa. Nếu ngủ trưa quá một giờ, nguy cơ tử vong tăng 32%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguyên nhân tử vong người ngủ trưa do bệnh hô hấp cao hơn 2,5 lần so với người không ngủ trưa. Các nhà nghiên cứu tin rằng giấc ngủ ngắn cũng gây ra chứng viêm nhiễm trong cơ thể.
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia về giấc ngủ trên thế giới không đồng tình với kết quả nghiên cứu "ngủ trưa làm giảm tuổi thọ". Họ nói rằng các phát hiện trên chỉ từ những nghiên cứu lâm sàng, chưa có cơ sở về mặt dịch tễ học nên không thể xác nhận về phương diện bệnh lý học. Do vậy mọi người không nên quá lo lắng về thói quen ngủ trưa, chỉ cần lưu ý không nên ngủ quá lâu mà thôi.
Ngủ trưa đúng cách?
Để ngủ trưa phát huy tác dụng, chúng ta cũng cần lưu ý thời gian, tư thế ngủ... sao cho đúng. Với những người không có thói quen này, cần phải chọn một cách nghỉ ngơi phù hợp khác.
Ngủ trưa đúng cách mới có lợi cho sức khỏe. Một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 20-30 phút sẽ giúp giảm cảm giác buồn ngủ, tinh thần sảng khoái, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. Ngủ trưa khoảng 26 phút sẽ cải thiện hiệu suất làm việc lên 34%, song không nên kéo dài quá 40 phút để tránh trạng thái mệt mỏi.
Với giấc ngủ trưa, nếu bạn ngủ quá lâu, hơn 1,5 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn… do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.
Tư thế ngủ rất quan trọng. Với nhiều người, nhất là giới văn phòng, sau giờ ăn trưa, họ sẽ gục đầu xuống bàn làm việc hay ngả người ra sau chiếc ghế tựa để chợp mắt. Dù đã ngủ nhưng sau khi thức dậy họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, đau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do ngủ sai tư thế. Việc ngủ không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng cơ, gây đau cổ và khiến cơ thể nhức mỏi thường xuyên.
Dù vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra một tư thế mẫu nào để ngủ cả. Chỉ có chính người ngủ mới biết bản thân phù hợp với tư thế nào. Do cấu tạo cơ thể khác nhau, có người nằm nghiêng sang trái sẽ ngủ ngon, nghiêng sang phải sẽ thấy khó chịu, có người lại thích nằm sấp khi ngủ...
Tuy nhiên, nằm ngửa là tư thế ngủ được đánh giá tốt nhất (có đến 70 - 80% dân số ngủ với tư thế này). Vì vậy, bạn có thể tập ngủ trưa với tư thế nằm ngửa, nhưng lưu ý là phải nằm thẳng người, thả lỏng tay chân để cơ bắp nghỉ ngơi và phải thở nhịp nhàng.
Theo Khỏe & Đẹp

Bình luận(0)