Nằm trong mộ vẫn có thể sinh con vì “của quý” cấy cho người khác?

Google News

Ca cấy ghép toàn bộ "của quý" đầu tiên ở Mỹ đặt ra khả năng người hiến đã chết vẫn có thể sinh con, gây tranh cãi về mặt đạo đức và pháp lý.

Đầu năm nay, ca phẫu thuật ghép toàn bộ “của quý” (cả phần túi da chứa tinh hoàn) đầu tiên được thực hiện tại một bệnh viện ở Mỹ. Trong ca phẫu thuật này, tinh hoàn của người hiến không được ghép vào vì sợ người nhận sẽ có con từ tinh trùng người đã khuất.
Mặc dù vậy, ca ghép chưa từng có trong lịch sử này gây ra tranh cãi quanh việc liệu một người đàn ông đã nằm trong mộ có thể sinh con hay không.
Về mặt lý thuyết, những người qua đời hoàn toàn có thể đẻ con nhờ sự tiến bộ của y học. Bác sĩ Jonathan Ives từ đại học Bristol, nói rằng chỉ cần người qua đời từng có đơn đồng ý thì mọi việc sẽ được thực hiện rất đơn giản.
Người đã chết có thể sinh con nhờ công nghệ cấy ghép? 
Jonathan nói: “Tôi không thấy bất kì sự phản đối nào đối với việc cấy ghép tinh hoàn của người đã chết cho người sống để tạo ra một đứa bé, miễn là chủ nhân đồng ý. Tôi cho rằng hành động này không có khác biệt về mặt đạo đức so với việc hiến tinh trùng”.
Bác sĩ Jonathan cho biết một “của quý” nguyên vẹn không chỉ có tác dụng về mặt sinh con mà còn giúp tạo ra nguồn hormone quan trọng. Cựu binh Mỹ trải qua ca phẫu thuật “của quý” đầu tiên đã lấy lại được nhu cầu tình dục, tuy nhiên không thể sinh con (do không được cấy tinh hoàn). Dù vậy, bác sĩ Jonathan cho rằng các tiêu chuẩn về đạo đức và luật pháp cần được xem xét kĩ lưỡng trước khi việc sinh con nhờ “của quý” từ người qua đời được thực hiện.
Jessica Hepburn, một tác giả có tiếng về thụ tinh trong ống nghiệp, nói: “Dù đây là tình huống rất phức tạp nhưng sẽ là tương lai của thế giới”. Jessica từng trải qua 11 lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhưng cô tin rằng khoa học sẽ giúp giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại. Cô cho rằng, khoa học sẽ giúp đỡ để con người tạo ra những đứa trẻ theo cách truyền thống là "ăn nằm" với nhau, từ đó giải quyết vấn đề cho những gia đình hiếm muộn.
Theo Quang Minh/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)