Lạ lùng những căn bệnh từ hôn nhân cận huyết ở Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc ở Việt  Nam hiện nay, là nguyên nhân dẫn tới nhiều ca bệnh lạ nguy hiểm. 

Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều trường hợp mắc bệnh lạ liên quan đến vấn đề hôn nhân cận huyết thống đã và đang xảy ra trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Trên thực tế là hôn nhân giữa con cô - con cậu; con dì - con già; con chú - con bác. Ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái.
Hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc ở Việt  Nam hiện nay. Thực tế y học đã chứng minh  hôn nhân cận huyết thống tạo cho  những gen lặn bệnh lý ở chồng và  vợ kết hợp với nhau sinh ra con dị  dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia (Thal).
Bệnh tan máu bẩm sinh
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết: Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu. Hiện chưa có cách nào điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng, điều trị suốt đời. Do đó, bệnh nhân Thalassemia là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ước tính, Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người mang gen bệnh, hơn 20.000 bệnh nhân cần điều trị. Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh.
La lung nhung can benh tu hon nhan can huyet o Viet Nam
 
Còn theo ThS. BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phụ trách đơn vị Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu TƯ), tỷ lệ người bị bệnh Thalassemia thường rất cao ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số do tỷ lệ kết hôn cận huyết tại các vùng này thường cao, chính vì vậy các yếu tố di truyền cũng cao hơn. Đây là bệnh di truyền nên nếu cha mẹ cùng mang một gen bệnh mỗi một lần sinh, con sẽ có 50% khả năng bị bệnh, 25% sẽ bị bệnh nặng.
Thalassemia là bệnh không thể chữa khỏi nhưng lại có thể phòng ngừa, GS. TS Nguyễn Anh Trí nhận định. Bởi vậy, việc tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho giới trẻ là giải pháp hữu hiệu để giảm số lượng trẻ sinh ra mang gen bệnh, tiến tới một cộng đồng không còn người mang bệnh.
Bộ phận sinh dục bất thường
Mới đây, 3 anh em trai trong cùng một gia đình ở huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang mới được bệnh viện Nhi TƯ và bệnh viện Hà Giang phát hiện bị rối loạn phát triển giới tính.
Người anh cả 27 tuổi được phát hiện có bộ phận sinh dục bất thường ngay sau sinh. Trong cuộc sống hôn nhân, bệnh nhân có quan hệ tình dục nhưng không có cảm giác xuất tinh và cực khoái. Hai người em trai có biểu hiện lâm sàng giống nhau và tương tự anh trai về rối loạn giới tính.
Cả 3 bệnh nhân này qua kiểm tra được xác định không nhạy cảm một phần với Androgen. PGS. TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: 3 anh em mắc các bệnh thuộc nhóm bệnh hiếm, liên quan đến di truyền lặn. Các bệnh nhân đều thuộc dân tộc ít người, có họ hàng, tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Đây chính là nguyên nhân mắc các bệnh lý di truyền hiếm gặp.
La lung nhung can benh tu hon nhan can huyet o Viet Nam-Hinh-2
 Hai chị em ở Lai Châu có 2 bộ phận sinh dục
Hai chị em gái (9 tuổi) và (7 tuổi) quê ở bản Nà Hum, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đều có 2 bộ phận sinh dục nam và nữ. Khi mới sinh, bộ phận sinh dục nam của hai bé chỉ như một khối thịt thừa nhưng càng lớn nhìn rõ nét là bộ phận sinh dục nam.
Hiện nay, 2 bé gái đang được theo dõi tại khoa Phẫu thuật Nhi và sơ sinh, bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa cho rằng: “Nguyên nhân mắc hội chứng của hai bệnh nhi này tôi nghĩ nhiều tới yếu tố hôn nhân cận huyết. Vì bà nội và bà ngoại của cháu là hai chị em ruột”.
7 tuổi nhưng chỉ nặng 3,5kg
Đó là trường hợp của cậu bé tí hon Đinh Văn Rể - thôn Gò Da, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Rể bị sinh non, chỉ nặng 600gram. Khi lên 7 tuổi, Rể cũng chỉ được 3,5 kg, cao 50cm, không biết nói. Các bác sỹ tỉnh Quảng Ngãi nhận định Rể bị thiếu hormone tăng trưởng ở tuyến yên hoặc bị rối loạn nhiễm sắc thể. Nguyên nhân là bởi cậu bé bị ảnh hưởng do hôn nhân cận huyết vì ông nội và ông ngoại của em là 2 anh em cùng huyết thống.
La lung nhung can benh tu hon nhan can huyet o Viet Nam-Hinh-3
 Cậu bé tí hon Đinh Văn Rể bị ảnh hưởng bởi hôn nhân cận huyết thống
Mắc bệnh nan y bẩm sinh
2 anh em Âu Đình Khánh (10 tuổi) và Âu Thị Thùy Dương (5 tuổi) xóm Làng Chẽ, xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đều mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) - một chứng bệnh phải truyền máu, uống thuốc suốt đời và được xác định là hậu quả do hôn nhân cận huyết thống giữa bố và mẹ. Nghiêm trọng hơn, cả hai anh em Khánh, Dương đều bị biến chứng lách phù to phải lần lượt đi phẫu thuật cắt một phần lách.
Mắc những căn bệnh lạ rồi qua đời
Hai vợ chồng anh Cao Xuân Tường và chị Cao Thị Kèm người Rục, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình vốn là là anh em con cô, con cậu nhưng nhất quyết lấy nhau. Hai vợ chồng chị lần lượt sinh được 7 đứa con, nhưng hiện tại chỉ còn được một đứa. Những đứa con của anh chị sinh ra đều yếu ớt, chỉ nuôi được chưa đầy năm đều mắc phải các căn bệnh lạ rồi qua đời.

Tâm An (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)