Kì diệu loại nấm có khả năng chống phóng xạ hạt nhân

Google News

Một loại nấm được phát hiện ở sa mạc khô cằn nhất thế giới có tính chống bụi phóng xạ cao.

Các nhà nghiên cứu vi sinh học ở Chile cho biết nhóm xạ khuẩn Streptomyces Bacillus Goderatophilus theo giả thiết có thể được sử dụng cho các mục đích y tế, hoặc nền công nghiệp mỹ phẩm, sản xuất kem chống nắng có khả năng bảo vệ người sử dụng chống lại bức xạ.
Nhà sinh vật học vũ trụ Armando Azua nói: “Vi khuẩn luôn sản sinh từ nhiều vi khuẩn khác nhau. Chúng ta cần phải nghiên cứu các loại thuốc mới để chống lại vi khuẩn ngày càng kháng thuốc”.
Theo Azua, các vi khuẩn trong nấm được tìm thấy ở sa mạc Atacama của Chile , nơi khô cằn nhất thế giới được coi là có môi trường thực tế nhất như trên sao Hỏa.
Ki dieu loai nam co kha nang chong phong xa hat nhan
Sa mạc Atacama của Chile, nơi khô cằn nhất thế giới được coi là có môi trường thực tế nhất như trên sao Hỏa. (Ảnh: Express) 
Loại nấm sản xuất một hợp chất tương tự như melanin, khả năng chịu bức xạ tia cực tím mạnh mẽ và có thể sử dụng ánh sáng như nguồn năng lượng. Các vi sinh vật đã được báo cáo là có màu sắc lạ do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng lại sống sót kỳ diệu.
"Giả thuyết của chúng tôi là trong sa mạc Atacama xuất hiện sinh vật tương tự các tia gamma, có thể chịu đựng được bức xạ tia cực tím tạo ra một hợp chất tương tự như melanin có tác dụng như kem chống nắng tự nhiên", ông Azua nói.
Ông Azua cho biết: “Bằng cách tạo gen mới cho phép sinh vật chịu đựng sự thiếu nước ở một số vùng sa mạc, chúng tôi đã tạo ra một loại cây có thể sống tốt trong nhiều tuần mà không có nước”.
“Bằng gen lấy từ vi sinh vật của loài nấm trên sa mạc Atacama, với các điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, chúng tôi nghĩ rằng sẽ đưa ra kết quả tốt hơn”, nhà sinh vật học cho biết.
Theo Thanh Hường/VTC News

>> xem thêm

Bình luận(0)