Khổ vì bệnh do “chuyện ấy” từ… 3 triệu năm trước

Google News

Bệnh Herpes dẫn đến các mụn rộp vùng miệng, lây qua đường quan hệ, đã được phát hiện trên hóa thạch tổ tiên loài người.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Virus Evolution đã xác định khi nào và bằng cách nào mà con người mắc bệnh herpes sinh dục - một bệnh lây lan qua chuyện ấy khá phổ biến và phiền toái.
Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Simin Underdown, nhà nhân chủng học đến từ Đại học Oxford (Anh), đã nghiên cứu các hóa thạch của tổ tiên loài người và những loài thân cận. Ông đã tìm ra các dấu vết đầu tiên của bệnh herpes trên xương sọ của Paranthropus boisei - một loài tinh tinh thuộc tông Người (gồm các loài như người, tinh tinh và các tổ tiên xa xưa đã tuyệt chủng của các loài này).
Kho vi benh tinh duc tu… 3 trieu nam truoc
Căn bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến 1/6 dân số trưởng thành - ảnh: INTERNET 
Từ lâu, các nhà nhân chủng học, khảo cổ học đã tin rằng tổ tiên loài người có thể mang chủng virus herpes mang tên HSV1, vốn gây ra các vết loét miệng nhưng không truyền qua "chuyện ấy". Còn chủng sinh dục HSV2 thì chỉ được truyền qua tổ tiên loài người thông qua việc ăn thịt nhiễm bệnh, chứ không phải quan hệ tình dục, theo như nghiên cứu mới đây.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự lây nhiễm này diễn ra ở giai đoạn cuối trước khi con người di cư từ châu Phi sang các "miền đất hứa" khác. Rất khó để tổ tiên con người bị hấp dẫn tình dục bởi Paranthropus boisei bởi những con tinh tinh này có hình dáng và tập tính rất khác tổ tiên loài người. Việc ăn phải thịt tinh tinh nhiễm bệnh được cho là cách giải thích hợp lý hơn cả.
Sự lây nhiễm đầu tiên ấy được xác định xảy ra trong khoảng 1,4 đến 3 triệu năm trước. Và thật đáng tiếc, sau khi virus tìm thấy nơi trú ẩn là con người, chúng đã chọn ở lại với loài người và gây ra một trong những loại bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Theo khảo sát tại Mỹ, có đến 1/6 người trưởng thành đã phơi nhiễm loại virus phiền toái này.
Theo A.Thư/Người Lao Động

Bình luận(0)