Đuối nước cạn: đừng vì kém hiểu biết mà ân hận cả đời

Google News

(Kiến Thức) - Trái với đuối nước xảy ra tại chỗ, đuối nước cạn như một kẻ giết người thầm lặng lấy đi tính mạng của trẻ nhỏ mà không ai hay biết.

Khi cho con đi bơi, tắm biển vào mùa hè, hầu hết các bậc cha mẹ đều cho mình được nghỉ ngơi sau khi con mình ra khỏi bể nước. Một khi đã lau khô người, cha mẹ đã có thể yên tâm cho trẻ chơi tự do mà không lo con mình sẽ bị đuối nước.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Đuối nước cạn, hay còn gọi là chết đuối thứ cấp, có thể xảy ra sau khi trẻ đã đi bơi về.

Duoi nuoc can: dung vi kem hieu biet ma an han ca doi
Chết đuối cạn chính là kẻ thù thầm lặng đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Có tên là chết đuối trên cạn nhưng chứng bệnh này không liên quan gì đến trên cạn mà tất cả đều liên quan đến nước. Đây là một dạng đuối nước do phổi bị ngấm nước gây co thắt các dây thanh âm. Khi dây thanh âm bị sưng, các đường hô hấp bị chặn gây khó thở.

Vì không biết con mình có hít nước vào phổi qua đường mũi hoặc uống nước qua đường miệng hay không, điều quan trọng là cha mẹ cần nắm được các triệu chứng đuối cạn như thở mệt nhọc, ho không dứt, nôn mửa, có những hành vi bất thường hoặc cực kỳ buồn ngủ. Thời gian cần chú ý nhất là trong vòng 24 giờ sau khi ra khỏi nước. Đuối cạn vẫn có thể xảy ra trong lúc trẻ đang ngủ vì nước ở phổi có thể gây nôn mửa rồi gây nghẹt thở.

Nếu thấy con mình có bất kỳ dấu hiệu đuối cạn nào, nên đưa trẻ đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. Thường thì các triệu chứng đuối nước sẽ tự hết, nhưng nếu không hết thì cần đưa trẻ đi cấp cứu chứ không nên đưa đến phòng khám nhi. Trẻ sẽ cần được chụp X-quang, theo dõi lượng oxy…, tất cả những điều này đều không thể thực hiện ở một phòng khám.

Trang Anh (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)